Quảng Nam
Theo Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Việt Nam hiện có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận.
Tỉnh Quảng Nam có đến hai địa điểm được công nhận là di sản thế giới, bao gồm: khu di tích Mỹ Sơn (Thánh địa Mỹ Sơn) và phố cổ Hội An.
Quảng Ngãi
Quảng Trị
Quảng Ninh
1999
Khu di tích Mỹ Sơn (thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), là quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII.
Khu di tích Mỹ Sơn được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999.
Toàn bộ di tích Mỹ Sơn được chia thành 4 khu vực: A, B, C, D. Điểm nổi bật dễ nhận thấy ở đây là những kiến trúc Chăm pa cổ dường như vẫn còn nguyên vẹn như tượng thần Siva, bia đá, các linh vật cùng hệ thống đền tháp xưa.
2000
2001
2002
1999
Theo Cục di sản văn hóa, Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco), ngày 1/12/1999 công nhận Khu Phố cổ Hội An là Di sản văn hóa thế giới. Phố cổ Hội An đáp ứng đủ các tiêu chí: là sự biểu thị vật chất nổi bật của sự hòa trộn của các nền văn hóa vượt thời gian, là điển hình nổi bật về bảo tồn thương cảng châu Á cổ truyền.
Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đông Nam.
Hội An là một trong những đô thị cổ, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Nơi đây xưa kia từng nổi tiếng với tên gọi Faifoo, được các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia... biết đến từ thế kỷ 16 - 17. Hồi đó thương cảng Hội An thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á.
2000
2001
2002
Nhà Trần
Nhà Lê
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời nhà Lê.
Đến năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc.
Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa và từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam.
Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.
Nhà Tây Sơn
Nhà Nguyễn
Người H' Mông
Người Khmer
Người Chăm
Khu di tích Mỹ Sơn là quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở nước ta. Khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII.
Thánh địa Mỹ Sơn còn là nơi tập trung nhiều đền đài Ấn Độ giáo bậc nhất Đông Nam Á. Các nhà nghiên cứu thường so sánh Thánh địa Mỹ Sơn với các tổ hợp đền đài khác như Angkor Wat (Campuchia), Wat Phou (Lào), Prasat Hin Phimai (Thái Lan).
Người Tày
5
6
7
8
Theo Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện Việt Nam gồm 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, bao gồm: Quần thể di tích cố đô Huế (Thừa Thiên – Huế); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình).