Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tiêm xơ trị giãn tĩnh mạch, tại sao vẫn nổi lại gân xanh đỏ, nặng chân?

(VTC News) -

Dù là cách điều trị giãn tĩnh mạch phổ biến, nhưng tái phát sau khi tiêm xơ vẫn là nỗi lo của nhiều người, vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp thay thế?

Nguyên nhân tái phát sau khi điều trị giãn tĩnh mạch

Tiêm xơ

Tiêm xơ là phương pháp tiêm dung dịch gây xơ trực tiếp vào lòng tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch đóng lại và cuối cùng mờ dần. Theo bác sĩ Phan Duy Kiên, công tác tại khoa Phẫu thuật mạch máu - Bệnh viện Chợ Rẫy, cũng như laser xung dài, tiêm xơ chỉ nên điều trị suy giãn tĩnh mạch nông mức độ C1, đặc biệt khuyên dùng đối với trường hợp giãn tĩnh mạch dạng lưới hơn là tĩnh mạch nhện (mao mạch).

Bác sĩ Phan Duy Kiên cho biết, đường kính lý tưởng để tiêm xơ là từ 1-3 mm (tĩnh mạch dạng lưới). Đối với mạch máu quá nhỏ như tĩnh mạch nhện, nếu cố gắng tiêm có thể bị hiện tượng thoát thuốc, dung dịch xơ hoá tràn ra ngoài mạch máu dẫn đến hoại tử da và mô dưới da. Vì vậy việc tiêm xơ tĩnh mạch đòi hỏi người làm phải được đào tạo chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm để hạn chế biến chứng xảy ra.

Giãn tĩnh mạch nông độ 2 thường có nguyên nhân từ suy thân tĩnh mạch hiển với đường kính khá lớn, trên 5mm hoặc có thể lớn hơn 10mm. Với kích thước này khi tiêm xơ sẽ khó lấp hết thuốc vào lòng tĩnh mạch, làm giảm hiệu quả xơ hóa, lòng tĩnh mạch không được đóng kín, nguy cơ tái phát cao.

Tiêm xơ điều trị giãn tĩnh mạch lưới. (Ảnh: Dr.Vein)

Đặc biệt, khi bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu, tiêm xơ chống chỉ định điều trị vì có thể dẫn đến tử vong. "Vậy nên, việc chẩn đoán mạch máu chuyên sâu rất quan trọng, giúp phát hiện đúng nguyên nhân và các nguy cơ tiềm ẩn, hạn chế tối đa các biến chứng và rủi ro khi điều trị", bác sĩ Kiên nhấn mạnh.

Bắn laser xung dài (laser thẩm mỹ)

Theo bác sĩ Phan Duy Kiên, laser xung dài chỉ phù hợp để điều trị giãn tĩnh mạch nông độ 1, dạng mạng nhện hay còn gọi là mao mạch (đường kính nhỏ hơn 1mm).

Đối với giãn tĩnh mạch từ độ 2, phương pháp này không thể điều trị vì không tác động được vào hệ thống tĩnh mạch sâu bên trong, đa số do suy tĩnh mạch hiển - cách da từ 1-2 cm. Với bước sóng 1064nm, laser xung dài chỉ tác động lên các mạch máu nằm ngay gần bề mặt da - cách da 3-4 mm.

Bệnh nhân thường lầm tưởng các gân xanh đỏ biến mất đồng nghĩa đã hết bị suy giãn tĩnh mạch. Thực tế đó chỉ là biểu hiện bề mặt. Một số trường hợp giãn tĩnh mạch là do suy cấu trúc tĩnh mạch nằm sâu dưới da (tĩnh mạch hiển, tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu). Nếu quy trình chẩn đoán thiếu sót thì siêu âm sẽ không phát hiện ra, dẫn đến chỉ dùng laser xung dài điều trị phần ngọn, bỏ qua nguyên nhân gốc rễ khiến giãn tĩnh mạch dễ tái phát.

Phương pháp thay thế tiêm xơ và laser bề mặt trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

Sclaser

Kết hợp ưu điểm của laser xung dài và tiêm xơ, Sclaser tăng hiệu quả điều trị khi bị đồng thời giãn tĩnh mạch lưới và nhện. Nghiên cứu của Tạp chí Tĩnh mạch Mỹ cho thấy Sclaser giúp loại bỏ tổn thương mạch máu, giảm thiểu khả năng tái phát cũng như các tác dụng phụ không mong muốn so với tiêm xơ đơn thuần.

Sclaser điều trị tối ưu giãn tĩnh mạch xuất hiện đồng thời dạng lưới và mạng nhện. (Ảnh: Dr.Vein)

Ngoài ra, Sclaser còn có điểm cộng như không bị thoát thuốc như khi thực hiện tiêm xơ vào tĩnh mạch nhỏ; điều trị đồng thời tĩnh mạch lưới và mạng nhện; giảm thiểu hiện tượng refill; cải thiện ngay sau điều trị, không cần nghỉ dưỡng.

Kết quả sau khi điều trị bằng Sclaser. (Ảnh: Dr.Vein)

Dual Cool Laser

Khi bắn laser xung dài ít nhiều đều dễ dẫn tới hiện tượng bỏng nhiệt, khiến da tấy đỏ, phồng rộp hoặc thay đổi sắc tố da. Dual Cool Laser với quy trình làm lạnh kép, kết hợp điều chỉnh chính xác cường độ laser bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu giúp bảo vệ làn da khỏi tác dụng nhiệt và mang lại nhiều lợi ích như không xâm lấn; giảm nám, mờ thâm; tối ưu điều trị giãn tĩnh mạch nhện (mao mạch); giảm tác dụng phụ.

Kết quả sau khi điều trị bằng Dual Cool Laser. (Ảnh: Dr.Vein)

Theo bác sĩ Kiên, Sclaser và Dual Cool Laser là phương pháp mới, cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu có kinh nghiệm, tránh trường hợp phương pháp cũ đội lốt mới hoặc điều trị không chính xác gây biến chứng.

Bác sĩ Kiên nhấn mạnh: “Để có thể thực sự điều trị hiệu quả bệnh giãn tĩnh mạch, ngoài việc chẩn đoán đúng nguyên nhân, thực hiện chính xác phương pháp điều trị thì bệnh nhân cũng cần thực hiện phương pháp điều trị nền tảng bằng vớ tĩnh mạch tại nhà".

Vớ tĩnh mạch (vớ y tế hoặc vớ áp lực) giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực lên thành tĩnh mạch, từ đó ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc tái phát. "Ngoài nguyên nhân do chẩn đoán thiếu sót, điều trị không triệt để, giãn tĩnh mạch tái phát còn đến từ việc bệnh nhân không tuân thủ điều trị, đặc biệt trong việc mang vớ tĩnh mạch", bác sĩ Kiên nói.

Hà An

Tin mới