Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Thảm cảnh của người di cư mắc kẹt ở cửa ngõ châu Âu

Cuộc khủng hoảng di cư tại biên giới Ba Lan-Belarus trong nhiều tháng qua khiến hàng nghìn người rơi vào tình cảnh bế tắc.

Những ngày qua, các phương tiện thông đại chúng ở châu Âu liên tục lan truyền hình ảnh về cuộc sống khắc nghiệt của hàng nghìn người di cư tại biên giới phía tây Belarus giáp với Ba Lan. (Ảnh: AP)

Những người di cư chen chúc nhận hàng cứu trợ tại vùng biên giới gần Grodno, Belarus. Hàng nghìn người từ các quốc gia Trung Đông bị tàn phá bởi chiến tranh cố gắng chạy sang châu Âu, thông qua một biên giới được Belarus bí mật mở cửa vài tháng trước. (Ảnh: AP) 

Trong khi đó, con đường vượt biên của họ vẫn bị ngăn cách bởi các hàng rào thép gai. Chính phủ Ba Lan đã tăng cường thêm 15.000 cảnh sát chống bạo động và lính gác ở biên giới. (Ảnh: Reuters)

Một em bé bật khóc trong tiết trời giá lạnh của mùa đông châu Âu. Tại khu vực biên giới, mỗi đêm nhiệt độ đều dưới mức 0 độ C. (Ảnh: AP)

Một người phụ nữ nằm trong túi ngủ tại một khu trại tị nạn tồi tàn ở vùng biên giới. Tất cả người di cư đều phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt trong điều kiện thiếu thốn. (Ảnh: Reuters)

Những em bé theo bố mẹ di cư từ các nước Trung Đông đến vùng biên giới Ba Lan-Belarus. (Ảnh: AP)

Người di cư xếp hàng để lấy nước uống. Họ mắc kẹt trong tình cảnh đói khát và kiệt sức trong nhiều tháng qua. (Ảnh: AP)

Sức khỏe của một số người di cư đã kiệt quệ. Các tình nguyện viên người Belarus phải hỗ trợ đưa người bệnh lên xe cứu thương. Hôm 13/11, AP cho biết ít nhất một thanh niên đã thiệt mạng. (Ảnh: AP)

Những đứa trẻ di cư ăn thức ăn được viện trợ bên cạnh hàng rào thép gai ở biên giới Ba Lan - Belarus. (Ảnh: AP)

Người đàn ông viết dòng chữ "Very cold", "Help" (Rất lạnh, xin giúp đỡ) trên gương mặt những đứa trẻ, như lời cầu cứu khi gặp các nhà báo đến đưa tin. (Ảnh: Reuters) 

Dù đang tuyệt vọng và kiệt sức, những người tị nạn vẫn tin vào một phép màu rằng Ba Lan sẽ cho phép họ vượt biên để tìm kiếm cơ hội sống mới. Trong số đó, nhiều người là bác sĩ, nhà khoa học, giáo viên. Họ mong muốn được tiếp tục công việc của mình tại vùng đất mới. (Ảnh: AP)

Nguồn: Zing News

Tin mới