Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quá phấn khích khi săn mồi thành công, mực ma cà rồng vô tình chết ngạt

(VTC News) -

Nghiên cứu cho thấy con mực ma cà rồng chết khi bắt đầu gặm nhấm con mồi cách đây 180 triệu năm.

Phiến đá lưu giữ hóa thạch của bộ đôi này vẫn còn nguyên dấu vết về mô mềm của chúng. Một phân tích về phiến đá cho thấy khoảnh khắc cuối cùng của cặp đôi kết thúc trong cái mà nhóm nghiên cứu gọi là "vòng ôm vĩnh cửu". 

"Chúng tôi cho rằng kẻ săn mồi vui mừng tới mức không nhận ra nó đang chìm xuống. Nó có thể bị cuốn vào tầng nước có mức oxy thấp, ngạt thở, chết và chìm trong đống bùn", Christian Klug - người phụ trách Bảo tàng Cổ sinh vật học thuộc Đại học Zurich và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. 

Mô phỏng về quá trình săn mồi của mực ma cà rồng. (Ảnh: Christian Klug)

Nhà sưu tập nghiệp dư Dieter Webe tìm thấy phiến đá lưu giữ dấu vết trong một mỏ đá bỏ hoang ở miền Nam nước Đức. Lúc đó, cánh tay của con mực bao quanh con mồi. Webe sau đó bán hóa thạch cho một nhà nghiên cứu trước khi ông này tặng lại nó cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bang Stuttgart.

Vào thời điểm cặp đôi mực-mồi sinh sống đầu kỷ Jura, khu vực này là một bồn trũng đại dương trải rộng khắp trung tâm châu Âu và nước ở tầng đáy có nồng độ oxy khá thấp.

Cả hai sinh vật cổ đại đều là thành viên của Octobrachia - nhóm động vật thân mềm 8 cánh tay bao gồm bạch tuộc, argonaut, mực ma cà rồng. Đặc biệt, chúng đều là vampyromorph - họ hàng cổ đại của mực ma cà rồng ngày nay. 

"Nhưng con vampyromorph có tám cánh tay, một cặp sợi nhỏ trông giống sợi mỳ spaghetti dày bị nấu quá tay. Những sợi này thực chất được sử dụng để bắt mồi", ông Klug cho hay. 

Các nhà nghiên cứu cho biết, mẫu vật là bằng chứng cho thấy những con vampyromorph theo đuổi các chiến lược kiếm ăn đa dạng, nhưng chưa thích nghi được với vùng nước nghèo oxy. Đặc điểm này giống họ hàng hiện đại của chúng. 

Tuy nhiên, chính khu vực với nồng độ oxy thấp này lại giúp bảo tồn nguyên sơ dấu vết hai sinh vật biển kỷ Jura. 

Diệu Hoa

Tin mới