Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Hóa thạch 66 triệu năm của loài cá khổng lồ, dài gần 5 m

(VTC News) -

Các nhà cổ sinh vật học ở Anh vừa tìm thấy hóa thạch của một loài cá khổng lồ, có kích thước ngang với cá mập trắng lớn.

Một nhà sưu tập đổ cổ ở Anh mua lại một khúc xương lạ vì cho rằng nó là một phần của hộp sọ của một con khủng long pterodactyl. Ông này sau đó mời một nhóm các nhà sinh vật học tới London để xác nhận lại. 

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia nhanh chóng nhận ra nó không phải là một phần hài cốt của khủng long. Thay vào đó, nó là xương phổi hình thoi của một loài cá vây tay sống cách đây 66 triệu năm.

Phần xương phổi của con cá tay vây được tìm thấy. 

Từ kích thước của khúc xương, họ kết luận con cá dài hơn 4,8 m, lớn hơn cả cá mập trắng hiện đại. 

Các nhà khoa học từ lâu tin rằng cá vây tay tuyệt chủng từ Đại Trung Sinh cho đến khi một con còn sống được phát hiện ở vùng biển ngoài khơi Nam Phi vào những năm 1930.

'Con cá này đặc biệt to lớn. Nó có thể là con cá vây tay lớn nhất từng được phát hiện", David Martill, nhà cổ tại Đại học Portsmouth cho biết. 

Trong khi người mua lại "khúc xương" tỏ ra thất vọng vì nó không phải là một phần của khủng long, Martill và các đồng nghiệp rất "xúc động" vì phát hiện này. Hiện hóa thạch đã được gửi về Maroc, nơi nó được tìm thấy để bổ sung vào bộ sưu tập tại Đại học Hassan II của Casablanca.

Cá vây tay lần đầu tiên xuất hiện cách đây 400 triệu năm năm và sống sót thần kỳ sau sự kiện khiến tất cả các loài khủng long tuyệt chủng. Hiện tại, cá vây tay được xếp vào loại có nguy cơ tuyệt chủng cao. Một con cá vây tay có thể nặng tới 90 kg và có tuổi thọ lên tới 60 năm. 

Các nhà khoa học vẫn chưa rõ loài cá này ăn gì, sinh sản ra sao, sinh sống thế nào và chúng hiện còn bao nhiêu con. 

Diệu Hoa

Tin mới