Nhóm khoa học gia Úc mô tả đó là khám phá "chỉ có một lần trong đời". Loài thực vật mới được đặt tên là Ficus desertorum, tức "quả sung sa mạc". Trước đây, nó được cho là thuộc một phân loại của Ficus branchypoda, một thực vật được tìm thấy nhiều ở miền Bắc và miền Trung nước Australia. Tuy nhiên phân tích mới cho thấy đây là một loài chưa từng được khoa học nghi nhận.
Tảng đá thiêng Uluru của Australia. (Ảnh: Ondrej Machart)
Theo nhà thực vật học Rusell Barrett từ Cơ quan thảo mộc Quốc gia ở New South Wales ( Australia), phân tích hình thái cho thấy loài mới này - được tìm thấy trên đỉnh của tảng đá thiêng khổng lồ Uluru của Australia.
Theo Science Alert, Uluru trông như một ngọn núi cỡ nhỏ, đặc trưng bởi màu đỏ huyền ảo, có phần đỉnh hoàn toàn khô cằn và bản thân nó cũng nằm giữa một vùng sa mạc hoang vu. Bất chấp tất cả, loài thực vật bí ẩn vẫn phát triển mạnh mẽ với màu xanh mát và những trái nhỏ màu vàng đặc trưng trên đỉnh tảng đá, nơi hầu như không sinh vật nào sống nổi.
Cận cảnh loài mới được phát hiện. (Ảnh: Viện Khoa học thực vật Australia)
Theo các nhà khoa học, loài mới thuộc về một dòng họ thực vật linh thiêng mà người dân bản địa Úc từ thuở xa xưa đã sử dụng để làm thức ăn và trong một số nghi lễ tâm linh. Việc phá hoại loài cây này từng bị trừng phạt bằng cái chết.
Loài cây bí ẩn có bộ rễ ăn sâu vào những khe nứt li ti của đá để tìm lấy nguồn nước quý giá. Bụi cây là nơi trú ẩn cho nhiều động vật nhỏ như chim và ốc sên. Tin mừng là nhiều bụi cây lạ như thế cũng được tìm thấy trên các mỏm đá và xung quanh một số ốc đảo trong sa mạc.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Telopea.