Bãi biển thuỷ tinh được tạo thành từ ba bãi biển nhỏ hơn nằm ở phía Bắc California, và bên trên bãi biển là hàng triệu viên đá trong suốt nhiều màu, đủ hình dáng và kích cỡ.
Bãi biển thủy tinh đẹp ngất ngây ở California, Mỹ. (Ảnh: Internet)
Thế nhưng, ít ai biết được rằng, bãi biển thuỷ tinh này từng được tạo thành từ… ba bãi rác địa phương trong những năm đầu thế kỷ XX. Năm 1906, người dân địa phương đổ hết rác xuống bãi biển đầu tiên, cho tới khi chúng nhiều không kiểm soát nổi thì họ bắt đầu đem đốt.
Ít ai ngờ rằng trước đây, bãi biển này từng là nơi để đổ rác. (Ảnh: Internet)
Đến năm 1943, họ lại đổ rác xuống khu vực bãi biển thứ hai cách đó không xa. Và bãi biển thứ ba cũng được mở cửa để đổ rác cho tới khi chính quyền khu vực quyết định dẹp bỏ toàn bộ khu bãi rác bên bờ biển này.
Theo thời gian, những mảnh thuỷ tinh chịu tác động từ hoá chất và tác động vật lý làm biến đổi hình dạng và trở thành những viên đá có màu đục. Còn những mảnh khác thì va chạm lẫn nhau hoặc va chạm cát và đá xung quanh, khiến chúng không còn sắc cạnh như trước nữa. Dù vậy, du khách tham quan vẫn phải mang dép, vì vẫn có nhiều mảnh thuỷ tinh sắc bén còn sót lại.
Những viên thủy tinh đầy màu sắc. (Ảnh: Internet)
Theo thời gian, đa phần những viên đá này đều đã không còn sắc nhọn. Vì thế, du khách có thể thoải mái đi dạo trên bờ biển mà không lo bị thương. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, du khách nên đi dép thay vì chân không. (Ảnh: Internet)
Nếu bạn có ý định nhặt đá thuỷ tinh về làm kỷ niệm thì hãy quên ngay chuyện đó đi, vì luật Công viên California không cho phép mang bất cứ thứ gì từ bãi biển ra khỏi bãi biển.
Một điều lưu ý khi đến bãi biển này, đó là bạn không được phép mang những viên thủy tinh này về nhà.
Đây là cách chính quyền địa phương giữ cho bãi biển luôn tràn ngập màu sắc. (Ảnh: Internet)
Một buổi hoàng hôn đẹp mê hồn trên bãi biển thủy tinh. (Ảnh: Ilene Eng)
Vào mùa hè, mỗi ngày khu vực bãi biển thuỷ tinh đón khoảng 1.000 khách du lịch đến tham quan. Nhiều người cũng cố gắng lặn lội từ xa đến đây cốt chỉ để chiêm ngưỡng màn “hợp tác” có một không hai giữa con người và Mẹ thiên nhiên.