Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nhật thực ‘vòng tròn lửa’ hiếm có xuất hiện vào cuối tuần này

(VTC News) -

Một vòng tròn lửa sẽ xuất hiện trên bầu trời vào ngày 14/10, khi Mặt trăng che khuất một phần của Mặt trời tạo thành hiện tượng nhật thực hình khuyên.

Sáng 14/9, gần tỷ người ở khu vực Bắc Mỹ và một phần Nam Mỹ có thể chiêm ngưỡng được hiện tượng thiên văn độc đáo "vòng tròn lửa" - khi Mặt Trăng che khuất một phần của Mặt Trời tạo thành hiện tượng nhật thực hình khuyên.

Sở dĩ có tên gọi nhật thực hình khuyên do nó xảy ra khi Mặt Trăng xen vào giữa Trái Đất và Mặt Trời, nhưng lại ở vùng quỹ đạo xa Trái Đất. Bởi vậy, Mặt Trăng không che được hoàn toàn Mặt Trời, và để lộ ra một phần dưới dạng một vòng sáng bao quanh nó, gọi là hình khuyên.

Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trăng xen vào giữa Trái Đất và Mặt Trời, nhưng lại ở vùng quỹ đạo xa Trái Đất.

Theo NASA, trong thời gian Nhật thực hình khuyên, bầu trời sẽ tối hơn, dù không tối như nhật thực toàn phần khi toàn bộ ánh sáng Mặt Trời bị chặn. Mặt Trăng sẽ tiếp tục di chuyển ngang qua Mặt Trời thêm 1h20 nữa, tạo ra một nhật thực một phần khác trước khi Mặt Trăng khuất khỏi tầm nhìn.

Theo trang Great American Eclipse, lần gần nhất Nhật thực hình khuyên được nhìn thấy ở Mỹ là ngày 20/5/2012.

Người yêu thiên văn ở Mỹ có cơ hội được chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên năm 2023 ở 8 tiểu bang, trải dài từ Oregon ở phía Tây Bắc đến Texas ở phía đông nam, bắt đầu lúc 9h13 sáng 14/10 và kết thúc lúc 12h30 chiều cùng ngày. Sau khi đi qua Vịnh Mexico, Nhật thực sẽ đi qua Mexico, Belize, Honduras, Panama, Colombia và Brazil.

Người dân tại các quốc gia khác cũng có thể quan sát hiện tượng nhật thực độc đáo này, song hiệu ứng “vòng tròn lửa” còn phụ thuộc vào yếu tố vị trí địa lý. Nhưng ngay tháng 4/2024, một hiện tượng Nhật thực toàn phần sẽ xảy ra. 

Điều đáng tiếc là Việt Nam và các quốc gia châu Á sẽ không thể quan sát được Nhật thực hình khuyên này do chúng ta nằm ở phía đối diện của châu Mỹ.

Lần gần nhất người yêu thiên văn ở Việt Nam có thể quan sát được hiện tượng này là vào ngày 20/4. Tuy nhiên, do vị trí của chúng ta nằm ở dải xa nhất, nên chỉ nhìn thấy nhật thực bán phần, với độ che phủ nhỏ (khoảng 5,38%).

Trà Khánh (Nguồn: Space)

Tin mới