Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Nhật thực cực hiếm nhìn từ TP.HCM, Tây Ninh, Ninh Thuận

Từ TP.HCM và một số khu vực miền Nam có thể quan sát nhật thực trưa 20/4, tuy nhiên với cường độ hay độ rõ là 0,1/1.

Quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời. Do đó, Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng chỉ thẳng hàng với điều kiện thích hợp khoảng 18 tháng một lần để tạo ra nhật thực. Ngày 20/4, từ một vài thành phố chúng ta có thể quan sát nhật thực lai, hiện tượng chỉ diễn ra 7 lần trong thế kỷ 21. (Ảnh: NASA)

Nhật thực có 3 loại, gồm nhật thực một phần (Mặt trăng che khuất một phần Mặt trời), nhật thực toàn phần (Mặt trăng che khuất hoàn toàn Mặt trời) và nhật thực hình khuyên (Mặt trăng che khuất Mặt trời tại khoảng cách rất xa, để lộ ánh sáng Mặt trời quanh rìa Mặt trăng). Đây là nhật thực trưa 20/4 nhìn từ TP.HCM. So với các thành phố Perth, Jakarta, nhật thực từ Việt Nam không rõ bằng do nằm ở "rìa" của vùng có thể quan sát nhật thực lần này. (Ảnh: Bảo Trần/Tớ yêu thiên văn học)

Nhật thực nhìn từ TP Ninh Thuận lúc 11h15. Việt Nam nằm trong vùng quan sát, nhưng thuộc dải xa nhất nên chỉ có thể thấy nhật thực một phần. Theo Space, độ bao phủ lớn nhất có thể quan sát được ở Việt Nam là 13,3%. (Ảnh: Đức Quân/ Tớ yêu thiên văn học)

Nhật thực một phần từ TP Tây Ninh. (Ảnh: Bảo Trần/ Tớ yêu thiên văn học)

Nhật thực một phần ở Perth (Australia) chụp từ một kính viễn vọng. Đây là thành phố có thể nhìn thấy hiện tượng ngày 20/4 rõ nhất, nằm ở trung tâm của dải quan sát nhật thực. (Ảnh: Adelle Goodwin)

Nhật thực vẫn được quan sát rõ qua bầu trời nhiều mây ở Jakarta, Indonesia. Đây là một trong những thành phố có thể quan sát rõ nhất hiện tượng nhật thực ngày 20/4. (Ảnh: Time and Date; AP)

Mọi người dùng kính bảo vệ để xem nhật thực ở Jakarta, Indonesia ngày 20/4. Trong quá trình quan sát nhật thực cần lưu ý các biện pháp bảo vệ an toàn. Nếu muốn ngắm nhìn trực tiếp, cần sử dụng kính có bộ lọc bức xạ, kính thiên văn hoặc kính chuyên dụng để quan sát nhật thực. Kính râm không đủ bảo vệ do bức xạ Mặt trời cao. (Ảnh: AP)

Mặt trời và Mặt trăng "chồng" lên nhau được chụp gần Exmouth, Australia. Một số ít người may mắn trên đường đi của nhật thực lai sẽ được trải nghiệm bóng tối từ nhật thực toàn phần hoặc nhìn thấy một viền ánh sáng Mặt trời khi bị Mặt trăng che khuất phần giữa. (Ảnh: AP)

Nguồn: Zing News

Tin mới