Hà Nội
Hà Nam
Ngôi chùa lớn nhất thế giới nằm trong khu du lịch Tam Chúc tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa Tam Chúc được xây dựng bên cạnh ngôi chùa cổ cùng tên.
Truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa, vùng đất này rừng núi trập trùng, trên dãy núi đó có 99 ngọn, nằm ở phía Tây Nam hướng về động Hương Tích (chùa Hương), trong đó 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc.
Quần thể chùa Tam Chúc có tổng diện tích khoảng 5.100 ha, bao gồm hồ nước rộng 1.000 ha, dãy núi đá và rừng tự nhiên có diện tích 3.000 ha, các thung lũng rộng gần 1.000 ha. Hiện chùa Tam Chúc được xem là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Phú Thọ
Ninh Bình
Nhà Lý
Nhà Trần
Nhà Lê
Nhà Đinh
Chùa Tam Chúc được xây dựng bên cạnh ngôi chùa cổ cùng tên, theo ghi nhận của sử sách, chùa Tam Chúc cổ được xây từ thời nhà Đinh gắn liền với sự tích: "Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh".
Chùa Bà Đanh
Chùa Bà Đanh nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Phủ Lý khoảng 7km theo hướng Tây Nam theo đường Quốc lộ 21B. Nơi đây được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.
Theo truyền thuyết của địa phương, chùa là nơi thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.
Nếu xưa kia nổi tiếng với câu nói “vắng như chùa bà Đanh”, giờ đây Chùa Bà Đanh là nơi thu hút đông đảo du khách gần xa tới lễ chùa và tham quan.
Chùa Dâu
Chùa Vàng
Chùa Tây Thiên
60
61
62
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh, Hà Nam có diện tích hơn 860 km2, nhỏ thứ hai Việt Nam, chỉ rộng hơn Bắc Ninh 832 km2.
Về vị trí địa lý, Hà Nam thuộc đồng bằng sông Hồng; giáp Hưng Yên, Thái Bình về phía Đông, giáp Nam Định và Ninh Bình về phía Nam, giáp Hòa Bình phía Tây và giáp Hà Nội phía Bắc. Chỉ cách trung tâm Hà Nội 50-60km, Hà Nam được coi là cửa ngõ thủ đô.
63
Kim Lân
Nguyễn Công Hoan
Ngô Tất Tố
Nam Cao
Nam Cao (? – 1951) là nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của thế kỷ XX. Ông sinh ra tại xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, nay thuộc xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam. Nam Cao là cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực (1940-1945).
Tác phẩm “Chí Phèo” nổi tiếng của ông cũng được lấy cảm hứng từ những địa điểm, con người có thực tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân; nay là thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Nam Cao đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm tiêu biểu của ông có: Trăng sáng (1943), Đời thừa (1943), Sống mòn (1944), Chí Phèo (1941), Lão Hạc (1943), Một bữa no (1943)…
Cá thính
Bánh khúc
Cá kho
Nhắc đến đặc sản Hà Nam, cá kho làng Vũ Đại là món ăn mà du khách không thể bỏ qua. Món đặc sản này còn có nhiều tên gọi khác như cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu hay cá kho Hà Nam... Cá kho làng Vũ Đại sử dụng nguyên liệu chính là cá trắm đen, thịt ba chỉ và được nêm nếm bởi những gia vị đồng quê.
Quá trình chế biến và kho cá rất công phu cũng như mất nhiều thời gian, tuy nhiên thành phẩm có được sẽ là một nồi cá kho thơm ngon với thịt cá chắc, xương cá nhừ hoàn toàn cùng màu nâu cánh gián bắt mắt. Hương vị đặc trưng của cá kho làng Vũ Đại khiến món ăn này được các thực khách trong và ngoài nước "săn đón" mạnh mẽ.
Gỏi măng cụt