Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

'Ngả mũ' trước cách người Nhật dạy con trung thực

Cách mà người Nhật dạy trẻ tính trung thực khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục.

Cả xã hội Nhật “đầu tư” cho sự trung thực

Bạn nghĩ rằng một nhân viên cảnh sát có thể dành 30 phút để giải quyết một vụ nhặt được 1 đồng xu trên phố? Vâng người Nhật sẽ làm như vậy. Câu chuyện của dưới đây của nhà báo Nicholas sẽ là một ví dụ rất điển hình chứng minh cho cả thế giới thấy rằng ở nước Nhật sự trung thực được đề cao và nuôi dưỡng bởi cả xã hội.

Một hôm, cậu con trai Gregory (khi đó mới 5 tuổi) của anh Nicholas khi cùng bố đi dạo trên đường phố Nhật Bản đã nhặt được đồng xu 100 yên (trị giá khoảng bằng khoảng 1USD). Lúc này anh Nicholas quyết định làm theo cách của bố mẹ Nhật là đưa con đến đồn cảnh sát địa phương để trình báo. Dù không thích và không muốn làm theo nhưng Gregory vẫn làm theo lời bố.


Gia đình nhà báo Nicholas

Khi đến đồn cảnh sát, bố con Nicholas đã dược đón tiếp bởi một cảnh sát trẻ tuổi. Anh ta đã hỏi rất tỉ mỉ về nơi cậu bé nhặt được đồng xu, thời gian, thông tin về nơi ở của Gregory, vị trí chính xác ở công viên Arisugawa – nơi đồng xu được tìm thấy. Sau đó, anh gọi điện thoại cho ai đó rồi thông báo tỉ mỉ sự việc, gắn số quản lý cho đồng xu được tìm thấy. Cuối cùng anh quay sang nhìn Gregory và ca ngợi sự thật thà của cậu bé, đưa một tờ giấy chứng nhận và nói rằng đồng xu này sẽ thuộc về bố con anh nếu sau 6 tháng không ai đến nhận. Và cậu bé Gregory bước ra khỏi đồn cảnh sát với gương mặt rạng rỡ, đầy tự hào, còn anh Nicholas thì hoàn toàn bị thuyết phục bởi cách cư xử của người Nhật.

3 ngày sau, Gregory tiếp tục nhặt được đồng 10 yên khi cùng bố đi từ trường mẫu giáo về nhà. Lúc này, Gregory liền bảo bố: “Đến đồn cảnh sát nào bố ơi” với tâm trạng đầy phấn khích, tự nguyện.

Việc dành khoảng 30 phút để giải quyết một việc nhặt được của rơi chỉ đáng giá 1USD đối với gần như tất cả các nước trên thế giới là sự lãng phí thời gian. Nhưng với người Nhật thì không, họ xem đó là sự đầu tư cho tính trung thực không chỉ của trẻ em mà là của toàn xã hội. Nét văn hóa trả lại đồ và không giữ lại dù chỉ một đồng xu của người lạ đã được giáo dục từ nhỏ và ăn sâu vào người Nhật.

Người Nhật luôn trả lại đồ mà mình nhặt được

Vì thế, những sở cảnh sát ở nước này có riêng nhà kho chứa đầy những món đồ như giày, ví mà người dân nhặt được và nộp lại. Vậy nên, khi xảy trận động đất và sóng thần dữ dội năm 2011, thói quen trả lại đồ nhặt được, trong đó có cả tiền mặt, vẫn được người dân Nhật thực hiện nghiêm túc.

Cha mẹ luôn là tấm gương cho con

Với người Nhật sự trung thực của trẻ được hình thành ngay từ trong chính gia đình. Bố mẹ Nhật luôn xem mình là tấm gương của con cái, họ tuyệt đối không thể hiện những thói quen xấu trước mặt con. Đặc biệt là họ sẽ không nói dối trẻ.  Bố mẹ Nhật cũng không coi trọng việc trẻ học giỏi, thông minh bằng sự trung thực, tính cách tốt và sống tình cảm với mọi người.


Tính trung thực của trẻ được coi trọng hơn cả thành tích học tập

Trẻ từ 3-4 tuổi là đã bắt đầu học cách nói dối. Vì vậy, nếu bé có phạm một lỗi lầm nào đó thì bố mẹ Nhật sẽ không phạt ngay mà khuyến khích trẻ thú nhận. Và nếu bé thành thực nhận lỗi sẽ được thưởng kẹo hoặc những thứ nho nhỏ khác. Khi trẻ dựng chuyện bố mẹ sẽ phản ứng một cách rất nhẹ nhàng kiểu như “Đó là một câu chuyện rất hay và thú  vị - con/ bố mẹ nên viết thành sách”. Như vậy sẽ giúp trí tượng tượng của bé được phát huy mà không khuyến khích trẻ nói dối.

Với những trường hợp bé cố tình nói nối, người Nhật sẽ giải thích cho bé việc nói dối là không tốt, đưa ra lý do và cho trẻ biết là bố mẹ sẽ không tin tưởng nếu bé tiếp tục làm như vậy. Nếu bé vẫn tái phạm thì sẽ phải chịu những hình phạt khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của lời nói dối.

Ngoài ra, các bà mẹ Nhật cũng thường xuyên kể những câu chuyện cổ tích, chuyện thần tiên để giúp trẻ hiểu được giá trị của lòng tốt, tính trung thực. Những người luôn sống ngay thẳng, hay giúp đỡ người khác sẽ luôn được may mắn và hạnh phúc.

Thiên Vân (Tổng hợp)

Tin mới