Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Một món ăn đặc biệt đã bị thổi bay khỏi thực đơn của McDonald’s Nhật

Dịch cúm gia cầm dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhiều nguyên liệu thiết yếu, buộc các công ty, nhà hàng phải tăng giá hoặc tạm dừng phục vụ một số món ăn tại Nhật Bản.

Vào mùa xuân, McDonald’s Nhật Bản thường phục vụ một món ăn đặc biệt được gọi là Teritama Muffin - bánh sandwich làm từ gừng, táo, xúc xích và trứng. Tuy nhiên năm nay, Teritama Muffin không xuất hiện trong thực đơn của chuỗi nhà hàng nổi tiếng này.

 Các nhà sản xuất sốt mayonnaise - loại sốt được nhiều người ưa chuộng tại Nhật Bản - sẽ tăng giá do thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu. (Ảnh: Nikkei Asia/Jun Takai) 

Theo Financial Times, McDonald’s là một trong số nhiều công ty tạm ngừng cung cấp các sản phẩm từ trứng tại Nhật Bản - quốc gia đang trải qua đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước đến nay.

Việc tiêu hủy số lượng lớn gia cầm đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung trứng, tác động tiêu cực đến nhiều mặt hàng. Trong đó, vấn đề lớn nhất là với sốt mayonnaise, vì lòng đỏ trứng là thành phần chính của loại sốt này.

Các nhà sản xuất, bao gồm cả những tên tuổi lớn nhất như Kewpie và Ajinomoto, thông báo sẽ tăng giá tới 21% kể từ tháng 4.

Nguồn cung gián đoạnTrong số 100 chuỗi nhà hàng niêm yết tại Nhật Bản, 18 thương hiệu đã tạm dừng cung cấp các mặt hàng liên quan đến trứng kể từ ngày 5/3, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Teikoku Databank.

Teikoku Databank cũng cho biết số gà mái ít hơn dẫn đến giá bán buôn trứng - mặt hàng chủ lực trong các trang trại - tăng gần gấp đôi, lên tới 327 yen/kg (tương đương 2,37 USD) trong tháng 2.

McDonald's Nhật Bản cũng cảnh báo có thể tạm ngừng bán bánh mì kẹp thịt có trứng nếu tình trạng gián đoạn nguồn cung vẫn tiếp diễn.

 Nguồn cung trứng gà hạn hẹp do dịch cúm gia cầm tại Nhật Bản. (Ảnh: Nikkei Asia/Nozomu Ogawa)

Nguồn cung trứng gà hạn hẹp do dịch cúm gia cầm tại Nhật Bản. Ảnh: Nikkei Asia/Nozomu Ogawa.Nhật Bản chỉ là một trong nhiều quốc gia đang vật lộn với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm. Giá trứng tăng vọt ở Mỹ, trong khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu gà con.

Theo Japan Times, dịch cúm gia cầm bùng phát và lây lan tại nhiều quốc gia là một lời nhắc nhở về tác động nghiệt ngã của đại dịch đối với thị trường thực phẩm.

Nhật Bản ghi nhận ca mắc cúm gia cầm đầu tiên vào tháng 10/2022. Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, dịch cúm đã lan rộng ra hơn một nửa số quận và khiến giới chức địa phương phải tiêu hủy khoảng 15 triệu con gia cầm.

Các cửa hàng tiện lợi bao gồm 7-Eleven - thuộc sở hữu của Seven&IHoldings và là một trong nhiều cửa hàng tiện lợi phổ biến nhất Nhật Bản - đã tạm dừng bán một số sản phẩm liên quan đến trứng, hoặc tăng khẩu phần thịt và giảm tỷ lệ trứng trong sản phẩm.

Nhà điều hành chuỗi nhà hàng bình dân Skylark Holdings cũng ngừng bán một số món ăn sử dụng trứng từ đầu tháng 3, chẳng hạn cơm chiên và trứng chiên.

“Do thiếu nguyên liệu trứng gà dưới tác động từ dịch cúm gia cầm, chúng tôi sẽ tạm dừng kinh doanh một số sản phẩm hoặc thay đổi cách phục vụ”, công ty cho biết trong thông cáo báo chí.

Thêm gánh nặngGiới phân tích cho rằng phải mất 6 tháng nữa, dịch cúm gia cầm tại Nhật Bản mới lắng xuống. Tuy nhiên, ngay cả khi tình trạng thiếu hụt giảm bớt, chi phí thức ăn chăn nuôi, hậu cần và lao động đắt đỏ vẫn sẽ khiến giá tăng cao.

Ngay từ trước khi dịch cúm bùng phát vào cuối năm 2022, các nông dân nuôi gia cầm tại Nhật Bản đã giảm số lượng gà đẻ trứng để đối phó với giá thức ăn chăn nuôi tăng cao do chiến sự ở Ukraine.

Theo ông Seiichiro Samejima, nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Ichiyoshi Nhật Bản, áp lực về giá sẽ không có dấu hiệu chấm dứt ngay lập tức.

"Trọng tâm là điều gì sẽ xảy ra trong tương lai đối với thức ăn nhanh và các doanh nghiệp khác phục vụ sản phẩm làm từ trứng", ông nói, đồng thời lưu ý các món ăn nổi tiếng có thể bị hạn chế hơn nữa trong thực đơn.

Nhiều nhà hàng tăng giá các món ăn có trứng. (Ảnh: Nikkei Asia/Hideki Yoshikawa)

Trứng thường là một trong những thực phẩm có giá ổn định nhất tại Nhật Bản. Do đó, tình trạng thiếu hụt hiện nay đang tạo thêm gánh nặng cho người tiêu dùng và nhà cung cấp giữa lúc quốc gia này trải qua đợt tăng giá tiêu dùng cao nhất trong bốn thập kỷ.

Vào tháng 12/2022, lạm phát tiêu dùng cơ bản chạm mức 4% - mức cao nhất trong 41 năm do giá năng lượng và thực phẩm tăng cao.

Đến tháng 1, Nhật Bản ước tính chỉ số giá tiêu dùng cơ bản tăng 4,2%. Trong khi đó, tiền lương danh nghĩa ghi nhận mức giảm lớn nhất trong gần 9 năm. Sự đối lập này này làm giảm sức mua của các hộ gia đình, đồng thời hạn chế khả năng chuyển chi phí của các nhà sản xuất.

Trong ba thập kỷ qua, tiền lương danh nghĩa hầu như không thay đổi, đi đôi với lạm phát thấp. Hai yếu tố này giúp các công ty thực phẩm duy trì tỷ suất lợi nhuận ổn định dù không cao, khoảng 6-9%. Song năm nay, điều đó đã thay đổi, theo Financial Times.

Nguồn:

Tin mới