Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lần đầu tiên Ukraine triển khai M1A1 Abrams chiến đấu với quân Nga

(VTC News) -

Sau nhiều ngày, những hình ảnh đầu tiên về quá trình chiến đấu của xe tăng M1A1 Abarams Ukraine đã xuất hiện, chính thức tham chiến.

Theo Army Recognition, ngày 23/2, Lữ đoàn cơ giới độc lập 47 của Ukraine công bố đoạn phim cho thấy, quân đội nước này lần đầu tiên triển khai xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams trên chiến trường để chống lại các lực lượng Nga. Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc sử dụng vũ khí viện trợ từ Mỹ, trước đó Ukraine đã nhận được 31 xe tăng Abrams từ Washington nhưng chúng chỉ được hoạt động ở hậu phương.

M1A1 Abrams được trang bị hỏa lực hiện đại với pháo nòng trơn 120mm, có khả năng bắn đạn M829A1 APFSDS-T. Loại đạn này có tầm bắn lên tới 4.000 m và khả năng xuyên thấu cao nhờ sử dụng uranium nghèo.

Video xe tăng M1A1 Abrams của Ukraine trên chiến trường. (Nguồn Army Recognition)

Đại tá Martin O'Donnell, người phát ngôn của Quân đội Mỹ ở châu Âu và châu Phi, đã xác nhận trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Mỹ vào ngày 16/10/2023, về việc chuyển giao thành công 31 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams như đã hứa cho Ukraine, cùng với đạn dược và phụ tùng thiết yếu.

Các quân nhân Ukraine sau khi trải qua khóa huấn luyện cùng với lực lượng Mỹ ở Đức, đã trở về đất nước với sự chuẩn bị đầy đủ để vận hành những chiếc xe tăng hiện đại này.

M1A1 Abrams trên chiến trường Ukraine

Việc tích hợp xe tăng Abrams vào kho vũ khí quân sự của Ukraine phù hợp với một chiến lược rộng lớn hơn nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước, bao gồm cả việc tăng cường tập trung sản xuất vũ khí trong nước.

Những chiếc xe tăng này được xem là sự bổ sung quan trọng cho lực lượng tăng thiết giáp Ukraine, vốn đang sở hữu nhiều mẫu xe tăng hiện đại khác do phương Tây sản xuất như Strv 122 của Thụy Điển, Leopard 2A4 và 2A6 của Đức, Challenger 2 của Anh và AMX-10 của Pháp.

Hình ảnh xe tăng M1A1 Abrams của Ukraine tham chiến được cắt từ đoạn video.

Hiện quyết định liên quan đến thời gian và địa điểm triển khai xe tăng M1A1 Abrams thuộc về chính quyền Ukraine. Giai đoạn cân nhắc này có thể còn kéo dài khi các chuyên gia quân sự Ukraine phải đánh giá cơ sở hạ tầng hỗ trợ của họ và xây dựng chiến lược triển khai hiệu quả chống lại lực lượng Nga. Phải thừa nhận rằng các quyết định chiến lược của Ukraine có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình kết quả của cuộc xung đột, bởi việc vận hành thành công các xe tăng phụ thuộc vào việc triển khai phối hợp cùng với bộ binh và các khí tài quân sự khác.

Hiện tại, các lực lượng Ukraine đang đối đầu với các vị trí kiên cố của Nga trên một chiến tuyến quan trọng. Sự xuất hiện của xe tăng Abrams dự kiến ​​sẽ giúp tăng cường hỏa lực và hỗ trợ quân đội Ukraine vượt qua các vị trí kiên cố này.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia quân sự thì vẫn còn tồn tại những điều không chắc chắn do quá trình tái trang bị cho xe tăng, bao gồm việc loại bỏ các công nghệ nhạy cảm, bao gồm cả lớp giáp uranium nghèo. Đồng thời các lực lượng Nga cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc vô hiệu hóa các xe tăng do phương Tây cung cấp như xe tăng Challenger 2 và Leopard 2.

Báo cáo từ 25/9/2023 cho biết, Nga đã bắt đầu cung cấp tài liệu cho các binh sĩ cách chống lại xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất bằng tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM). Mặc dù có thể đoán trước được việc xe tăng Abrams sẽ trở thành mục tiêu trong cuộc xung đột, nhưng tổ lái của chúng được cho là sẽ có cơ hội sống sót cao hơn so với các thành viên tổ lái trên các loại xe tăng mà Ukraine kế thừa từ thời Liên Xô cũ.

Binh sĩ Ukraine huấn luyện trên xe tăng M1A1 Abrams. (Ảnh: Forbes)

Xe tăng M1A1 Abrams

Các xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams có nhiều tiến bộ đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm trước đó là M1 Abrams. Được sản xuất từ ​​​​tháng 8/1985 đến đầu năm 1993 dưới sự giám sát của General Dynamics Land Systems, phiên bản này có nhiều cải tiến, bao gồm nâng cấp hệ thống treo, tăng cường lớp giáp bảo vệ và bệ súng trên tháp pháo được thiết kế lại.

Với hơn 4.796 chiếc được sản xuất cho Quân đội Mỹ và thêm 221 chiếc cho Thủy quân lục chiến, M1A1 hiện đang là xe tăng chiến đấu chủ lực tiêu chuẩn của lực lượng vũ trang Mỹ và một số quốc gia khác như Ai Cập, Australia, Iraq, Ba Lan và bây giờ sẽ là Ukraine.

Vũ khí chính của M1A1 Abrams bao gồm một khẩu pháo nòng trơn M256 120mm, có khả năng bắn nhiều loại đạn khác nhau, bao gồm cả đạn M829A1 APFSDS-T, có tính năng uranium nghèo giúp xuyên giáp có hiệu quả.

Trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc, tầm bắn của nó đã chứng tỏ tính hiệu quả trong phạm vi 4.000 mét. Bên cạnh đó, M1A1 còn có thể bắn đạn chống tăng nổ mạnh (HEAT) M830, có hiệu quả chống lại các mục tiêu kiên cố trong phạm vi 3.000 mét. M1A1 Abrams mang theo tổng cộng 40 viên đạn 120 mm được chứa trong xe tăng, với 34 viên ở tháp pháo và 6 viên ở hộp thân sau.

Xe tăng M1A1 Abrams.

Ngoài ra, M1A1 Abrams còn được trang bị một số vũ khí phụ, bao gồm một súng máy đồng trục 7,62 mm và một súng máy 7,62 mm gắn ở bên trái tháp pháo và một súng máy Browning M2 HB 12,7 mm lắp trên cửa chỉ huy tăng cường khả năng phòng thủ. Những vũ khí này góp phần nâng cao tính linh hoạt và hiệu quả của M1A1 Abrams trong nhiều môi trường chiến đấu khác nhau.

Lớp giáp bảo vệ xe và tháp pháo được trang bị áo giáp tổng hợp Chobham với các tấm uranium nghèo tích hợp, mang lại khả năng phòng thủ chống lại cả các mối đe dọa động năng và năng lượng hóa học. Chobham là áo giáp tổng hợp sử dụng công nghệ gốm và nhiều vật liệu khác nhau có độ cứng và độ đàn hồi tốt, chúng được xếp lớp và kẹp lại với nhau để cải thiện khả năng bảo vệ trước các mối đe dọa.

Người lái ngồi ở trung tâm phía trước xe và điều khiển xe ở tư thế nửa ngả lưng khi lái xe. Chỉ huy và xạ thủ ngồi ở bên phải tháp pháo và người nạp đạn ở bên trái. Khoang lái được ngăn cách với thùng nhiên liệu bằng vách ngăn bọc thép. Cửa bọc thép trượt và hộp bảo vệ bằng áo giáp giúp cách ly tổ lái khỏi vụ nổ kho đạn dược.

M1A1 được trang bị động cơ tua-bin khí Honeywell AGT 1500, nó có thể đạt tốc độ lên tới 68 km/h, linh hoạt di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau, như nơi có độ dốc lớn, chướng ngại vật và hào. Ngoài ra, xe tăng còn được trang bị nhiều phụ kiện khác nhau, chẳng hạn như hệ thống điều khiển hỏa lực, công cụ tìm phạm vi laser, thiết bị nhìn đêm, kính ngắm nhiệt, bảo vệ NBC (Hạt nhân, Sinh học và Hóa học) và hệ thống chữa cháy tự động. Chiếc xe tăng này được kỳ vọng sẽ là đối thủ xứng tầm với những chiếc T-90M hiện đại của Nga.

Lê Hưng (Nguồn: Army Recognition)

Tin mới