Dự án BatCat của Đức, được khởi động vào năm 2012 hiện đã đi đến giai đoạn cuối cùng. Khi đó, Lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr) đã nhấn mạnh sự cần thiết của pháo binh tầm xa để tăng cường hỗ trợ cho các hệ thống MLRS. Với 12 năm tích cực nghiên cứu và phát triển, tập đoàn quốc phòng MBDA của Đức đã lần đầu tiên tiết lộ biến thể hỗ trợ hỏa lực chung (JFS-M) - một bệ phóng tên lửa tấn công tầm xa, được triển khai trên khung xe Iveco 8×8.
JFS-M của MBDA đang được phát triển trong chương trình tên lửa tầm xa giá rẻ để triển khai trên khung xe Puls MLRS, US M270 và HIMARS. Bệ phóng có khả năng mang tới 4 tên lửa JFS-M. Tên lửa này đang được phát triển như một phần của chương trình BatCat của Đức, được triển khai vào năm 2012 và nhằm mục đích cải thiện năng lực của pháo binh Đức.
Yêu cầu chính trong quá trình phát triển là giữ giá sản phẩm ở mức thấp, thiết kế theo dạng mô-đun để có thể sử dụng với các hệ thống tên lửa phóng nhiều lần hiện có và có tầm bắn xa.
Mô hình tên lửa JFS-M trong triển lãm quốc phòng ILA2024 ở Berlin.
JFS-M được thiết kế sử dụng nhiều vật liệu composite và tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong quá trình phát triển. Tên lửa tấn công mới này có khả năng tích hợp trên nhiều phương tiện chiến đấu khác nhau, Quân đội Đức thậm chí còn có kế hoạch phóng tên lửa từ máy bay chiến đấu và tàu chiến hải quân.
Ở chế độ pháo binh, tên lửa có tầm bắn 300 km, bệ phóng mang theo bốn tên lửa có thể được gắn trên khung xe bánh xích MLRS-E hoặc trên khung xe Iveco 8×8 như đã được trưng bày tại triển lãm ILA 2024 ở Berlin vừa qua. Dù ở phiên bản nào thì IFS-M vẫn có khả năng liên kết dữ liệu hai chiều. Ngoài vai trò là vũ khí tầm xa, MBDA còn phát triển các tên lửa dựa trên hệ thống này để trinh sát (tên lửa mồi nhử), tác chiến điện tử chủ động và thụ động và phiên bản huấn luyện.
Vai trò chủ yếu
Một trong những vai trò chính của những tên lửa này là cung cấp hỏa lực hỗ trợ nhanh chóng và tập trung cho các lực lượng mặt đất. Bằng cách sử dụng các hệ thống dẫn đường tiên tiến, JFS-M có thể tấn công chính xác các vị trí, công sự và mục tiêu có giá trị cao của đối phương, từ đó vô hiệu hóa các mối đe dọa và mang lại lợi thế chiến thuật cho lực lượng tấn công.
Ngoài độ chính xác, JFS-M còn được thiết kế để mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm đạn nổ mạnh, đạn phân mảnh và đạn chuyên dụng như đầu đạn chống tăng hoặc đầu đạn xuyên phá boong-ke. Tính linh hoạt này cho phép người chỉ huy điều chỉnh hỏa lực hỗ trợ theo nhu cầu cụ thể của chiến trường, cho dù đó là trấn áp bộ binh địch, phá hủy xe bọc thép hay chọc thủng các công trình kiên cố.
Một vai trò quan trọng khác của những tên lửa này là giúp mở rộng tầm bắn của các đơn vị pháo binh. Pháo binh truyền thống có tầm bắn hạn chế, nhưng tên lửa hỗ trợ hỏa lực JFS-M do MBDA phát triển có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa hơn nhiều, có thể vượt quá 100 km.
Khả năng phạm vi mở rộng này cho phép các lực lượng tấn công sâu vào lãnh thổ của đối phương, làm gián đoạn các hoạt động hậu cận, phá hủy các tuyến đường tiếp tế, trung tâm chỉ huy và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác, từ đó làm suy yếu khả năng duy trì hoạt động chiến đấu của đối phương.
Hệ thống M270 MLRS của Mỹ.
Đối thủ của JFS-M
Hệ thống hỗ trợ hỏa lực chung nổi tiếng của Mỹ có M270 MLRS và HIMARS. M270 có thể phóng nhiều loại đạn, bao gồm ATACMS (Hệ thống tên lửa chiến thuật) cung cấp khả năng tấn công chính xác tầm xa. HIMARS, một hệ thống nhẹ hơn và cơ động hơn, cũng có thể bắn tên lửa GMLRS và ATACMS.
Hỗ trợ hỏa lực chung của pháo binh Pháp nổi tiếng với hệ thống tên lửa LRU (Lance-Roquettes Unitaire), đây là phiên bản đượ hiện đại hóa từ hệ thống pháo binh tầm xa M270. LRU có thể bắn tên lửa GMLRS, mang lại độ chính xác và phạm vi hoạt động cao hơn. Ngoài ra, Pháp còn sử dụng pháo tự hành CAESAR, loại pháo này có thể tích hợp với nhiều loại đạn dẫn đường khác nhau để tấn công chính xác.
Hỗ trợ hỏa lực chung của pháo binh Nga bao gồm BM-30 Smerch và 9A52-4 Tornado. Smerch là một hệ thống pháo binh tầm xa hạng nặng có khả năng phóng nhiều loại tên lửa, bao gồm cả phiên bản dẫn đường để tăng độ chính xác. Hệ thống Tornado mới được phát triển gần đây, có cấu trúc mô-đun và khả năng bắn các loại tên lửa dẫn đường và không dẫn đường khác nhau, nâng cao tính linh hoạt trong chiến đấu.
Hệ thống hỗ trợ hỏa lực chung nổi tiếng của Mỹ có M270 MLRS và HIMARS. M270 có thể phóng nhiều loại đạn, bao gồm ATACMS (Hệ thống tên lửa chiến thuật) cung cấp khả năng tấn công chính xác tầm xa. HIMARS, một hệ thống nhẹ hơn và cơ động hơn, cũng có thể bắn tên lửa GMLRS và ATACMS.
Hỗ trợ hỏa lực chung của pháo binh Pháp nổi tiếng với hệ thống tên lửa LRU (Lance-Roquettes Unitaire), đây là phiên bản đượ hiện đại hóa từ hệ thống pháo binh tầm xa M270. LRU có thể bắn tên lửa GMLRS, mang lại độ chính xác và phạm vi hoạt động cao hơn. Ngoài ra, Pháp còn sử dụng pháo tự hành CAESAR, loại pháo này có thể tích hợp với nhiều loại đạn dẫn đường khác nhau để tấn công chính xác.
Hỗ trợ hỏa lực chung của pháo binh Nga bao gồm BM-30 Smerch và 9A52-4 Tornado. Smerch là một hệ thống pháo binh tầm xa hạng nặng có khả năng phóng nhiều loại tên lửa, bao gồm cả phiên bản dẫn đường để tăng độ chính xác. Hệ thống Tornado mới được phát triển gần đây, có cấu trúc mô-đun và khả năng bắn các loại tên lửa dẫn đường và không dẫn đường khác nhau, nâng cao tính linh hoạt trong chiến đấu.
Pháo tự hành PzH 2000.
Pháo binh Quân đội Đức
Hệ thống pháo binh tầm xa nổi tiếng nhất của Đức là Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000), một loại pháo tự hành với tốc độ bắn cao và tầm bắn xa. Một hệ thống pháo binh quan trọng khác của Quân đội Đức là MARS II, phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa phóng loạt M270 (MLRS) của Mỹ. MARS II được trang bị hệ thống nhắm mục tiêu tiên tiến, có thể phóng nhiều loại rocket và tên lửa, mang lại khả năng hỗ trợ hỏa lực linh hoạt và uy lực.
Quân đội Đức cũng sử dụng hệ thống súng cối 120 mm, một hình thức hỗ trợ pháo binh theo kiểu truyền thống hơn. Những loại súng cối này thường được triển khai ở cấp tiểu đoàn và được đánh giá cao nhờ khả năng bắn gián tiếp với độ chính xác cao và thời gian phản ứng nhanh.
Ngoài các hệ thống này, Quân đội Đức còn tích hợp các hệ thống điều khiển hỏa lực và nhắm mục tiêu tiên tiến để nâng cao hiệu quả của các đơn vị pháo binh. Những hệ thống này bao gồm ADLER III, một hệ thống chỉ huy và kiểm soát giúp cải thiện sự phối hợp và liên lạc giữa các đơn vị pháo binh khác nhau và các lực lượng khác của quân đội.