Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Công dụng của lá bàng khô

(VTC News) -

Nhiều người thường nhặt hoặc đặt mua lá bàng khô về sử dụng, vậy công dụng của lá bàng khô là gì?

Bàng là loại cây thân gỗ, sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Loài cây này có thể mọc cao tới 35m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng.

Lá cây to, dài khoảng 15–25 cm và rộng 10–14cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng.

Lá bàng khô có tác dụng gì?

Lá bàng khô trở thành mặt hàng “hot” thời gian qua khi xuất hiện trên một số trang mua bán thương mại điện tử lớn. Những chiếc lá bàng phổ biến tại Việt Nam thường được coi là rác và được đốt đi không hết thì nay được giao bán với giá từ 500 - 1.000 đồng/lá. Trên các trang thương mại điện tử, 100g lá bàng khô được bán với giá 30.000 đồng, theo quảng cáo đã tiết kiệm 70% khi giá thị trường lên tới 100.000 đồng.

Một số nghiên cứu ở Brazil về khả năng diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nấm mốc của lá bàng và chiết xuất của chúng trên một số loài cá như rô phi, cá xiêm chọi,... Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về việc sử dụng lá bàng khô để phòng ngừa bệnh trên động vật thủy sản.

Công dụng của lá bàng khô.

Còn theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Ấn Độ, lá bàng tươi chứa nhiều chất có giá trị như flavonoid, tanin, alkaloids, carbohydrates, protein, amino acid, saponin, chloroform, glycosides,... nhiều tác dụng trong chữa bệnh.

Lá bàng có tác dụng kháng khuẩn, trị được một số loại nấm trên cơ thể cá. Nước được chiết xuất từ lá bàng rất tốt với các vết thương ngoài da, nấm, u nhọt... Đó là lý do vì sao rất nhiều người nuôi cá sử dụng lá bàng như "thần dược" rẻ tiền cho các hồ cá trong nhà.

Ở Việt Nam thì dễ kiếm nhưng nước ngoài rất ít, họ bắt buộc phải mua trên mạng hoặc nhờ người ở Việt Nam gửi qua.

Công dụng chữa bệnh của lá bàng đã được cố GS.TS Đỗ Tất Lợi (một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng) tổng hợp trong cuốn sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam), xuất bản năm 1983. Trong đó, một số công dụng chính của lá bàng là chữa mụn nhọt và các vết thương mưng mủ, viêm loét, chữa nhiệt miệng, chữa sâu răng, viêm nướu, vết thương ngứa, lên da non.

Loại cây này quen thuộc với hầu hết người dân ở nhiều nơi và được sử dụng để trị các bệnh lở mồm long móng cho gia súc hay các bệnh về tay chân miệng cho trẻ con. Trong thú chơi cá cảnh, nhiều người dùng nước cốt lá bàng khô để hòa vào nước hồ cá như một “thần dược”, giúp cá thư giãn, khỏe mạnh...

Cách sử dụng lá bàng

Cách sử dụng lá bàng đơn giản nhưng nhiều người mắc sai lầm. Nhiều người để nguyên lá bàng vào hồ cá mà không bao giờ loại bỏ đốt sống giữa của lá đi. Nếu thả nguyên lá vào thì chất nhựa trong sống lá sẽ tạo ra lớp váng làm nước bị ô nhiễm, lâu ngày sẽ ảnh hướng đến cá. Do đó, khi dùng phải cắt bỏ phần sống lá, chỉ lấy hai bên lá bàng.

Tùy diện tích hồ mà dùng số lượng lá bàng phù hợp. Nếu như nuôi cá betta hoặc cá bảy màu trong một bình khoảng 5 lít thì dùng một miếng nhỏ là đủ. Nước lá bàng cũng không nên pha đặc quá. Pha vừa phải, nước lá bàng sẽ giúp cá lên màu đẹp, cơ thể săn chắc. Ngược lại, nếu dùng nước đậm đặc sẽ làm cháy đuôi, cháy vây thậm chí thối vây cá. Lá bàng là dược liệu tốt nhưng cũng gây hại cho cá nếu sử dụng không đúng cách.

Hạ An (Tổng hợp)

Tin mới