152
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê ở Nam Đàn, Nghệ An.
Sinh và lớn lên trong bối cảnh đất nước chịu áp bức của thực dân, người anh hùng Nguyễn Sinh Cung sớm nhận thức được tinh thần yêu nước.
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Sinh Cung rời bến cảng nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Với hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Bác nhiều lần phải thay đổi họ tên.
Theo các tài liệu lịch sử tại Bảo tàng Hồ Chi Minh, Bác có tổng cộng 152 tên gọi, bút danh, bí danh. Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), Bác còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như Paul Tất Thành (1912); Nguyễn Ái Quốc (1919), Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911), Lý Thụy (khi ở Quảng Châu, 1924), Hồ Quang (1938), Vương (Wang) (1925 - 1940), Tống Văn Sơ (1931), Trần (1940, khi ở Trung Quốc), Chín (khi ở Thái Lan, 1928).
Khi ở Việt Bắc, Bác thường dùng bí danh Thu, Thu Sơn và được người dân địa phương gọi là Ông Ké, Già Thu. Tổng thống Indonesia Sukarno gọi ông là “Bung Hồ” (Anh Cả Hồ).
Bác Hồ còn dùng hơn 50 bút danh khi viết sách, báo: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng A.Q, Ng. Ái Quốc, N.A.Q, N., Wang, N.K., A.N, P.C. Lin, P.C. Line (1938, Trung Quốc), Line (1938, Trung Quốc), Q.T, Q.TH, Lê Quyết Thắng (1948), A.G, X.Y.Z (1947), Lê Nhân... và một số biệt danh mà không ai biết.
154
156
158
27
28
29
Giáo sư Hoàng Chí Bảo từng xác nhận, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói được 29 thứ tiếng, chưa kể tiếng đồng bào dân tộc nước Việt. Bác đã học bằng cách viết lên bàn tay, học dưới ánh trăng, dưới ánh đèn vàng vọt của con tàu, dành dụm từng ly café cho người thủy thủ Algeri để học tiếng Pháp...
Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Hồ Chủ tịch được miêu tả: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha".
Ngoài ra dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam. Bác còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam…
30
1986
1987
Từ ngày 20/10 đến ngày 20/11/1987, tại Thủ đô Paris tráng lệ của nước Cộng hòa Pháp đã diễn ra cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO thế giới khóa 24. Gần 90 quốc gia thành viên Liên Chính phủ tham gia bàn nhiều nội dung về Văn hóa Hòa bình, về các môi trường đại dương, về Thập kỷ văn hóa giữa các nền văn minh, về khuyến cáo từ các di sản...
Đại hội đồng nhất trí thông qua bản Nghị quyết Vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Anh hùng giải phóng dân tộc; Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Bác là người thứ 21 được vinh danh trên toàn cầu từ trước đến năm 1987.
1988
1989
0
Bác nhiều lần đề nghị Bộ Chính trị cho Bác vào thăm miền Nam ngày chưa giải phóng.
Ngày 10/3/1968, đang chữa bệnh ở nước ngoài, Bác gửi thư cho Bí thư Thứ nhất T.Ư Đảng Lê Duẩn: “Nhớ lại hồi Noel năm ngoái, chú khuyên Bác đi thăm miền Nam sau ngày ta thắng lợi hoàn toàn. Bác rất tán thành. Nhưng nay chỉ đổi chữ “sau” thành chữ “trước” ngày thắng lợi hoàn toàn. Đi thăm đúng lúc đó mới có tác dụng khuyến khích thêm anh em. Có lẽ, chú và đồng chí khác e rằng sức khỏe của Bác không cho phép Bác đi xa. Nhưng, thay đổi không khí, hô hấp gió biển và sinh hoạt với nhân dân trong hoàn cảnh chiến đấu sẽ giúp sức khỏe Bác tiến bộ mau hơn”.
Trong thư Bác còn nêu thời gian chuẩn bị, cách đi và lịch trình chuyến thăm, trong đó không ngại đi bộ. Hàng ngày, những người gần Bác luôn thấy cần mẫn, dẻo dai, bền bỉ, kiên nhẫn đeo ba lô nặng tập đi bộ, thậm chí leo núi để sẵn sàng cho chuyến đi vào Nam thăm đồng bào. Rất tiếc, sức khỏe của Bác giảm sút nhanh chóng.
Những tháng cuối đời, Bác sốt ruột khi thấy ý định của mình có thể không thực hiện được. Trong Di chúc Bác từng hạ bút một câu: “Tôi có ý định đến ngày đó (ngày toàn thắng), tôi sẽ đi khắp hai miền Nam - Bắc để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; Thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”.
1
2
3
Ngày xưa vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
Các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
Bác Hồ từng đến thăm Đền Hùng 2 lần vào các năm 1954 và 1962. Trong buổi nói chuyện với chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trên đường về tiếp quản Thủ đô tại Đền Hùng, Phú Thọ ngày 19/9/1954, Bác Hồ nói câu nói: “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước…”?
1945
1954
1968
Từ bức thư đầu tiên (9/1945) cho tới bức thư cuối cùng (10/1968), những lời của Bác đã trở thành di sản vô giá, là báu vật thiêng liêng của dân tộc ta, đất nước ta nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Mỗi lời nói của Bác đều khơi dậy lòng yêu nghề, niềm tự hào đối với nghề, tinh thần trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo, công nhân viên mà còn khơi dậy ý thức học tập của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay và mãi mãi về sau.
Bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành giáo dục vào ngày 15/10/1968 có đoạn viết: “Thứ nhất, thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng”.
1975
1988
1989
“Di chúc là những lời dặn lại được Bác viết ra trong 5 năm (từ 1965 đến 1969). Ngoài phong bì đựng những lời dặn dò này, Bác ghi: “Tuyệt đối bí mật”.
Mùa thu năm 1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, quyết định công bố toàn văn di chúc và ra chỉ thị thực hiện di chúc này. Việc in toàn văn cuốn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được giao cho Nhà in Tiến Bộ. Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in màu, giấy couché (công nghệ và chất liệu hiện đại nhất lúc bấy giờ), số lượng in 100.000 bản
1990
1991