Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cận cảnh máy trợ thở đầu tiên do chính tay người Việt Nam thiết kế và sản xuất

Hai mẫu máy trợ thở đầu tiên đã được thiết kế thành công tại trường Đại học Điện Lực với giá thành thấp, gọn nhẹ và dễ sử dụng.

Ngay sau khi lời kêu gọi phòng, chống dịch COVID-19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước được phát đi, chỉ chưa đầy 2 tuần lễ, một nhóm nghiên cứu thuộc khoa Điện tử - Viễn thông và Trung tâm nghiên cứu phát triển (trường ĐH Điện Lực) phối hợp với một số chuyên gia y tế đã cho ra đời hai phiên bản đầu tiên của mẫu máy trợ thở cho bệnh nhân COVID-19 và các bệnh khác cần trợ thở.

Chiếc máy số 1 sử dụng bằng cơ.

Với các bánh răng chuyển động bên trong từng nhịp sẽ được nén xuống bóng thở.

 

Đây là sản phẩm mẫu do nhóm nghiên cứu gồm giảng viên và sinh viên, học viên cao học ngành CNKT Điện tử Viễn thông của trường thực hiện và dựa theo thiết kế mẫu của các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học thế giới.

 

Với thiết kế sử dụng các vật tư, linh kiện sẵn có, phổ biến để thuận lợi trong việc sản xuất với số lượng lớn, trong thời gian ngắn khi cần thiết. 

 

Bên hông của thân máy có các nút vặn điều chỉnh nhịp thở...

...giúp cho y, bác sỹ có thể sử dụng dễ dàng.

Máy thở thứ 2 là máy sử dụng hầu như bằng điện tử.

Với một ổ đấu nguồn phía ngoài vào, giúp cho máy hoạt động tốt hơn.

Máy có các tính năng cơ bản đặt được các thông số như lưu lượng khí, số nhịp thở/phút, chu trình thở và tỉ số Inhale/Exhale...

Hai phiên bản mẫu máy trợ thở do Đại học Điện lực chế tạo được hoàn thành trong thời gian ngắn, thiết kế được cải tiến để phù hợp với điều kiện, tình hình dịch bệnh hiện nay, sử dụng vật tư, linh kiện có sẵn trong nước. 

Hiện tại, sản phẩm mẫu đang được tiếp tục xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và cộng đồng xã hội để hoàn thiện và hướng tới có thể chuyển giao cho doanh nghiệp đưa vào sản xuất phục vụ người dân trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Theo TS Trường Huy Hoàng - Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, nhà trường luôn đẩy mạnh gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống. "Với việc cho ra đời phiên bản đầu tiên của máy hỗ trợ thở cho bệnh nhân COVID-19 và các bệnh khác cần trợ thở, chúng tôi hy vọng sẽ góp được một phần nào đó trong công tác phòng chống dịch bệnh đang diễn ra", TS Hoàng nói.

Ngay khi Trường vừa cho ra mắt mẫu máy trợ thở, ông Trần Anh Vương (Shark Vương) đại diện Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã đến làm việc với nhóm nghiên cứu để tìm hiểu khả năng hợp tác, chuyển giao công nghệ để có thể đưa vào sản xuất phục vụ việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Hai phiên bản này sử dụng các thiết kế sử dụng vật tư, linh kiện sẵn có, phổ biến để các doanh nghiệp có thể sản xuất nhanh, với số lượng lớn trong trường hợp khẩn cấp.

Hiệu trưởng Trường Đại học Điện Lực cho biết, Trường sẵn sàng chia sẻ lại thiết kế để với nguồn vật tư, linh kiện có sẵn trong nước, nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước có thể cùng hoàn thiện thiết kế và tự chế tạo máy trợ thở, đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Nguồn: Infonet

Tin mới