"Phân tích cho thấy việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trong ngành giao thông, công nghiệp và năng lượng giảm đáng kể mức độ ô nhiễm ở Ấn Độ", Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) cho hay,
Kết luận này được CREA đưa sau khi phân tích hình ảnh thu được từ Sentinel-5P, vệ tinh quan sát Trái đất do Cơ quan Vũ trụ Châu Âu phát triển.
Hình ảnh của Mumbai trước và sau lệnh phong tỏa. (Ảnh: CNN)
Hình ảnh trước và sau lệnh phong tỏa cho thấy khí thải nitơ dioxide (biểu thị bằng màu cam) ở các thành phố Mumbai, New Delhi, Bengalaru, Chennai và Hyderabad gần như biến mất.
Nitơ dioxide thải ra từ xe hơi, nhà máy điện, nồi hơi công nghiệp, nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất và các nguồn khác là chất cực kỳ độc hại, là một trong những tác nhân gây ra cái chết của 4,2 triệu người.
"Cuộc khủng hoảng hiện nay cho chúng ta thấy rằng, bầu trời trong lành và không khí dễ thở là các mục tiêu có thể chạm tới rất nhanh, nếu có các hành động cụ thể giảm thiểu việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Chúng tôi tin rằng đây có thể là bước ngoặt cho Ấn Độ hướng tới việc đảm bảo quyền hít thở trong lành cho người dân nước này", nhà phân tích SunA Dayiha của CREA cho hay.
Teeo Báo cáo chất lượng không khí thế giới năm 2019 của ứng dụng IQAir AirVisual, 21 thành phố của Ấn Độ nằm trong danh sách 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.