Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Cận cảnh 2.000 ha rừng thông bị dịch sâu róm tàn phá ở Hà Tĩnh

(VTC News) -

Khoảng 2.000 ha thông trên địa bàn rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang bị sâu róm phá hoại gây trụi, khô lá, có nguy cơ chết hàng loạt.

Video: Dịch sâu róm tàn phá rừng thông ở Hà Tĩnh

Từ cuối tháng 7 tới nay, tại khu vực rừng phòng hộ Hồng Lĩnh xuất hiện dịch sâu róm gây hại cây thông, với diện tích bị nhiễm khoảng 2.000 ha. Trong số diện tích rừng thông bị sâu róm tàn phá thì có nhiều ha thông đang cho khai thác nhựa.

Ông Nguyễn Hải Vân, phó Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh cho biết, sau khi sâu xuất hiện đơn vị đã chủ động tiến hành phun phòng trừ sâu. Dự báo trong thời gian tới, dịch sâu róm còn phức tạp, đơn vị quản lý đang theo dõi và tiếp tục phun thuốc phòng trừ nhằm hạn chế mức tối đa sâu gây hại.

“Cho đến thời điểm này đơn vị đã phun phòng trừ trung bình từ 2-4 lần, cá biệt có những diện tích đã phun phòng trừ 5-6 lần”, ông Vân cho biết thêm.

Theo thống kê của Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, tại các tiểu khu 95A, 96B, 103,123, 121, 122B và 124, sâu róm đã gây trụi lá, khô lá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của rừng thông.

Diện tích đang bị nhiễm sâu khoảng 2.000 ha, mật độ từ 10-200 con/cây. Tuổi sâu: tuổi 4 đến tuổi 6, thuộc thế hệ thứ III.

Sâu róm thông trưởng thành (tuổi 5,6) có màu xám, thân phủ lông dẹt, dày, chứa độc tố gây ngứa, chóng mặt, buồn nôn.... Kích thước trung bình của con cái thường lớn hơn con đực. Chúng có chiều dài thân trung bình con đực là 28,2mm; chiều dài thân trung bình con cái 30mm.

Thức ăn yêu thích của sâu róm là lá cây thông.

Sâu róm ăn trụi lá, khô lá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của rừng thông, thậm chí nhiều diện tích đã bị chết.

Một khoảnh rừng thông hàng chục ha bị sâu róm tàn phá.

Nhiều cây thông trơ trọi, không còn lá sau khi bị sâu róm tàn phá.

Các cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ tăng cường kiếm tra những khu vực đang lan rộng dịch sâu róm.

TRỌNG TÙNG

Tin mới