4 tỷ năm tuổi
Hơn 4,5 tỷ năm tuổi
Niên đại địa chất được định ra bởi quy ước quốc tế mô tả những quãng thời gian dài từ thưở bình minh của Trái Đất cho đến ngày nay. Trái Đất hình thành khoảng 4,54 tỷ năm trước do hoạt động bồi tụ từ tinh vân Mặt Trời.
Khí thải từ núi lửa tạo ra bầu khí quyển nguyên thủy rồi đến đại dương, song khí quyển ban đầu không có oxy. Đa phần Trái Đất nóng chảy do việc thường xuyên va chạm với những thiên thể khác đã đẩy hoạt động núi lửa lên cùng cực.
Vào thời kỳ đầu của Trái Đất, một vụ va chạm rất lớn với Theia - thiên thể có kích cỡ hành tinh, được cho đã tạo ra Mặt Trăng. Qua thời gian, Trái Đất nguội dần tạo điều kiện cho một lớp vỏ cứng hình thành và nước lỏng xuất hiện trên bề mặt.
Hơn 5 tỷ năm tuổi
Hơn 5,5 tỷ năm tuổi
3,5 tỷ năm trước
Sự sống xuất hiện trên Trái Đất từ ít nhất 3,5 tỷ năm trước trong đại Tiền Thái Cổ, sau khi lớp vỏ địa chất bắt đầu cứng lại.
Con người đã tìm thấy những hóa thạch thảm vi khuẩn như stromatolite trong sa thạch 3,48 tỷ năm tuổi ở Tây Úc. Các bằng chứng tự nhiên khác về vật chất sinh vật tạo ra gồm than chì trong đá trầm tích biến chất 3,7 tỷ năm tuổi ở Tây Nam Greenland và "tàn tích sự sống" trong đá 4,1 tỷ năm tuổi ở Tây Úc.
Sinh vật quang hợp xuất hiện vào khoảng 3,2 - 2,4 tỷ năm trước và bắt đầu thải oxy vào khí quyển. Sự sống hầu như vẫn rất bé nhỏ cho đến 580 triệu năm trước, thời điểm mà dạng sống đa bào phức tạp phát sinh, phát triển qua thời gian và lên đến đỉnh điểm trong sự kiện bùng nổ kỷ Cambri khoảng 541 triệu năm trước.
Ước tính rằng hơn 5 tỉ loài, tương ứng 99% số loài từng tồn tại trên Trái Đất, đã tuyệt chủng. Số loài hiện tại vào khoảng 10 - 14 triệu, trong đó 1,2 triệu được ghi chép và hơn 86% chưa được mô tả. Tuy nhiên, gần đây người ta cho rằng có tới một ngàn tỷ loài đang sống trên Trái Đất với chỉ một phần ngàn % số đó được mô tả.
4 tỷ năm trước
4,5 tỷ năm trước
5 tỷ năm trước
Trái Đất
Mặt Trời
Sự hình thành và tiến hóa của hệ Mặt Trời bắt đầu từ cách đây khoảng 4,6 tỷ năm với sự suy sụp hấp dẫn của một phần đám mây phân tử khổng lồ.
Hầu hết khối lượng suy sụp tích tụ ở trung tâm, tạo nên Mặt Trời, trong khi phần còn lại dẹt ra hình thành đĩa đám mây bụi tiền hành tinh tiến hóa dần thành các hành tinh, Mặt Trăng, tiểu hành tinh và các tiểu thiên thể khác trong hệ Mặt Trời.
Hệ Mặt trời gồm 8 hành tinh: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, sSo Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.
Hơn 200 triệu km2
Hơn 300 triệu km2
Hơn 400 triệu km2
Hơn 500 triệu km2
Trái Đất là hành tinh thứ 3 tính từ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình của Trái Đất đến Mặt Trời là 149 triệu km, tương đương với 0.99731925 AU.
Diện tích Trái Đất khoảng 510 triệu km2. Trong đó, đất liền chiếm 29,2% (hơn 148 triệu km2), nước chiếm 70,8% (hơn 312 triệu km2).
Hơn 40.000 km
Đường xích đạo là vòng tròn vĩ độ chia một hình cầu thành bán cầu Bắc và Nam. Trên Trái Đất, đường xích đạo là một đường tưởng tượng nằm ở vĩ độ 0 độ, chu vi khoảng 40.075 km (24.901 dặm), nằm giữa cực Bắc và cực Nam. Thuật ngữ này cũng có thể được sử dụng cho bất kỳ thiên thể nào khác có dạng hình cầu gần đúng.
Hơn 50.000 km
Hơn 60.000 km
Hơn 70.000 km