Trước tình trạng “đầu nậu” thu gom đất, lách luật phân lô tách thửa, phá nát quy hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương vừa trình UBND tỉnh dự thảo diện tích tối thiểu tách thửa, “siết” mạnh việc phân lô bán nền.
Theo đó, UBND cấp xã, phường còn để xảy ra tình trạng này thì chủ tịch UBND cấp xã, phường phải chịu trách nhiệm. Nếu để xảy ra nhiều nơi thì chủ tịch huyện, thị xã, thành phố phải bị kiểm điểm trách nhiệm.
Một khu phân lô tách thửa t5i Bình Dương.
Dự thảo quy định diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Dương như trước đây: Đất ở có diện tích 60m2 trở lên (đối với phường), 80m2 trở lên (đối với thị trấn) và 100m2 trở lên (đối với xã). Các thửa đất mới tách thửa phải tiếp giáp với đường có chiều rộng và chiều sâu tối thiểu 4m.
Ngoài ra, để ngăn chặn nguy cơ đầu nậu thu gom đất, lách luật phân lô tách thửa, phá nát quy hoạch, dự thảo cho tách thửa đối với thửa đất ở tiếp giáp với đường đi do Nhà nước đầu tư hoặc quản lý, còn thửa đất tiếp giáp lối đi chung do người dân tự mở tuyệt đối nghiêm cấm tách thửa.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, thời gian qua tình trạng phân lô tự phát trên địa bàn tỉnh xảy ra tràn lan. Nhiều chủ đầu tư tự ý gom đất phân lô tách thửa rồi “núp bóng” dự án rao bán. Trong khi đó, hạ tầng đầu tư sơ sài, nhếch nhác, thậm chí có nơi không làm bất cứ hạng mục nào. Chủ đầu tư hưởng lợi, người mua chịu thiệt, quy hoạch bị phá nát.
Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân xin tách từ năm thửa đất trở lên phải lập quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch tổng mặt bằng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp, đất ở phải có sự tham gia của hội đồng tư vấn huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh xem xét, diện tích tối thiểu tuyệt đối cũng không được nhỏ hơn 50m2, chiều sâu tối thiểu phải từ 3m.
Video: Nhà đầu tư giấu mặt người nước ngoài núp bóng mua bất động sản ven biển Đà Nẳng
Đối với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm là 300m2 (tại các phường), 500m2 (tại các thị trấn) và 1.000m2 (tại các xã). Đất nông nghiệp được quy hoạch là đất nông nghiệp thì không yêu cầu phải tiếp giáp đường khi làm thủ tục tách thửa. Nhưng nếu đất nằm trong khu vực quy hoạch, kế hoạch làm đất ở thì bắt buộc phải tiếp giáp đường do Nhà nước đầu tư và quản lý mới được tách thửa.