Thành phần dinh dưỡng của bì lợn
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec được tư vấn chuyên môn bởi BS Võ Hà Băng Sương, khoa Khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc cho biết, protein ở bì lợn chủ yếu là keratin, elastin và collagen hợp thành. Gelatin và collagen tương tự xi măng để gắn kết các tế bào thành mô cơ thể vững chắc.
Da, lông, tóc, thịt, xương và mô liên kết đều cần phải có chất cốt giao này để gắn kết lại. Vì thế, các thành phần dinh dưỡng trong bì lợn rất tốt cho da, gân, xương, tóc. Nó còn được những người có vấn đề về xương khớp “dung nạp vào cơ thể” với hy vọng là thêm chất keo bôi trơn các khớp, từ đó giúp việc vận động trở nên dễ dàng hơn. Bì lợn không chỉ nhiều mà còn rất đa dạng các loại protein.
Ít Carbohydrate: Thực phẩm ít carbohydrate là cơ hội tốt hơn để bạn giảm cân. Bì lợn chứa rất ít carbohydrat, gần như là 0%. Vì vậy ăn bì lợn không gây tăng đường huyết. Chất béo từ bì lợn làm no lâu, nên đây có thể là thành phần được cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn kiêng.
Bì lợn chứa cùng một loại chất béo như trong dầu ô liu: 43% là chất béo không bão hòa, trong đó phần lớn là axit oleic. Axit oleic là chất béo tự nhiên được tìm thấy trong các loại dầu động vật và thực vật khác nhau, bao gồm cả dầu ô liu. Vì vậy ăn chất béo vừa đủ trong bì lợn mang lại lợi ích đối với sức khỏe.
Bì lợn - tưởng bỏ đi nhưng lại là 'thần dược' với sức khỏe.
Bì lợn chứa nhiều natri: Natri có lợi cho các hệ thống quan trọng của cơ thể con người. Natri giúp điều chỉnh sự hấp thụ glucose cũng như lượng chất lỏng trong cơ thể, cải thiện chức năng não, duy trì trái tim khỏe mạnh, loại bỏ carbon dioxide dư thừa cũng như duy trì sức khỏe làn da.
Tác dụng của bì lợn với sức khỏe
Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra, từ thời nhà Đường (Trung Quốc), hầu hết các thành viên trong hoàng thất đều được đầu bếp trong cung lên thực đơn và phục vụ một lượng bì lợn vừa đủ để cung cấp dinh dưỡng và làm đẹp đều đặn. Bì lợn là món ăn quý như một vị thuốc bổ, đặc biệt có tác dụng bổ âm. Phụ nữ nên ăn thường xuyên món này với số lượng phù hợp có tác dụng giữ ẩm cho làn da, làm cho tóc sáng bóng, giảm lão hóa, làm mờ các vết nhăn nheo trên da.
Bên cạnh đó, bì lợn còn có tác dụng quan trọng công dụng lớn đến sức khỏe sinh lý, giúp tăng cảm giác ham muốn, cải thiện chất lượng và khả năng tình dục. Các nhà khoa học hiện đại phát hiện ra rằng những người ăn lượng vừa đủ bì lợn thường xuyên có tác dụng chống lão hóa và chống ung thư hiệu quả.
Bì lợn chứa một lượng lớn collagen, có thể làm chậm sự lão hóa của các tế bào cơ thể. Đặc biệt là những người bị nhiệt, xuất hiện đau họng, sốt tắc mạch. Bề dày, cấu trúc và chức năng của da lợn tương đối giống da người. Các ngành da liễu và mỹ phẩm đã khai thác ưu điểm này của da lợn để nghiên cứu tìm hiểu tác dụng của tia cực tím trên da và quá trình lên sẹo của vết thương, đắp lên vết bỏng phòng chống nhiễm trùng trong khi chờ cấy ghép.
Ngoài ra, bì lợn cũng có tác dụng chữa bỏng hiệu quả. Khi bị thương, dùng da ếch thường bám chắc vào vết thương, co kéo làm hở vết thương, tạo khoảng trống để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng thứ phát. Trong khi đó, băng sinh học từ trung bì da lợn còn tươi có tính chất xốp, đàn hồi, có độ thấm, thoát dịch tốt, được chế tạo với độ dày thích hợp, cản trở sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn khiến vết thương không nhiễm trùng và mau lành hơn hẳn.
Trị thương hàn nóng sốt, đau trong, bụng đầy tức, người cảm thấy bứt rứt khó chịu: Đu đủ xanh còn non hạt bên trong còn trắng, gọt vỏ bỏ ruột, chẻ làm tư, rửa sạch để ráo. Da heo cạo lông rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ninh da heo khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhừ rồi bỏ đu đủ vào nấu tiếp, khi nào thấy hai thứ chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Tuần ăn 3 lần, ăn 3 tuần, khi nào thấy bệnh đỡ thì ngừng ăn.
Trên đây là những tác dụng của bì lợn với sức khỏe. Các bà nội trợ đừng quên thỉnh thoảng chiêu đãi gia đình một số món ăn ngon từ bì lợn như cơm tấm bì hoặc nấu món thịt đông, nem chạo.