Lễ hội được tổ chức đều đặn vào ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Trước khi giành bông, cụ từ trong làng sẽ bưng ra một đĩa xôi trắng sau đó tung xuống để những người tham gia phía dưới bắt lấy. Tục tung xôi này mang ý nghĩa động viên, khích lệ và tăng cường sức khỏe cho binh sĩ thời xưa.
Sau màn trao lộc, cây bông mới chính thức được mang ra. Cây bông được làm từ một đoạn tre dài hơn 1m.
Chờ có hiệu lệnh, trai tráng trong làng thi nhau giằng cho được cây bông may mắn. Có hai cây bông được chuẩn bị và chia ra thành hai hiệp.
Cây bông chỉ có hai mà lượng người tham gia tranh cướp thì nhiều nên cảnh tượng diễn ra trong sự hỗn loạn.
Đè đầu cưỡi cổ nhau để tranh giành cây bông.
Thậm chí túm cổ áo. Những hình ảnh này không còn quá mới mẻ tại lễ hội này.
Trong suốt quá trình diễn ra cướp bông, lực lượng chức năng thường xuyên phải giải quyết những mâu thuẫn.
Theo quan niệm, người nào may mắn giành được cây bông thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc.
Khoảng gần 1 giờ tranh cướp, những cây bông đều lần lượt có chủ trong sự reo hò vui sướng.
Hai cây bông được để ở đình sau khi đã có chủ, gia đình người giằng bông phải đem lễ đến cúng mới được đem về để trên bàn thờ nhà mình.
Nếu không giành được cây bông, thì những ai chỉ giành lấy được sợi của cây bông cũng được cho là sẽ gặp may mắn cho cuộc sống của mình.