Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

10 sai lầm khi sơ cứu mà nhiều người mắc phải

(VTC News) -

Trong khi sơ cứu, nhiều người có thể vì quá hoảng hốt hoặc vội vàng mà mắc phải những sai lầm nguy hiểm.

Ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu mũi: Nhiều người có thói quen ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu mũi, tuy nhiên hành động này có thể khiến máu chảy ngược vào họng, thậm chí làm bạn nôn ra máu. Thay vì ngửa đầu, hãy cúi người về phía trước và bóp nhẹ đầu mũi.

Chườm bơ hoặc đá lạnh lên vết bỏng: Việc thoa bơ hay kem đánh răng lên vết bỏng có thể khóa nhiệt ở vùng da tổn thương, khiến vết bỏng càng sâu hơn. Chườm đá lên vết bỏng cũng không có tác dụng, vì đá có thể làm da quá lạnh so với cần thiết. Tốt nhất là bạn nên xả nước mát lên vết bỏng trong 10 - 20 phút, sau đó băng lại và đến gặp bác sĩ.

Di chuyển người bị chấn thương nặng: Đối với những ca chấn thương nặng do tai nạn giao thông hoặc do chơi thể thao, việc di chuyển người bị thương không đúng cách có thể khiến chấn thương càng nặng hơn. Tốt nhất là bạn nên gọi xe cứu thương để các bác sĩ chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Dùng nước bọt để làm sạch vết xước: Nhiều người tin rằng nước bọt có thể rửa trôi vi khuẩn, nhưng sự thật thì ngược lại. Khoang miệng chúng ta chứa vô số các vi khuẩn có hại có thể gây nhiễm trùng vết thương hở. Tốt nhất bạn nên vệ sinh vết thương hở bằng nước sạch hoặc nước muối tiệt trùng.

Dùng thuốc Benadryl khi bị dị ứng nặng: Đây là một sai lầm có thể dẫn đến tử vong. Thuốc Benadryl cần 30- 60 phút để có tác dụng, thế là quá lâu đối với trường hợp sốc phản vệ. Sốc phản vệ là một tình huống y tế khẩn cấp cần được điều trị bằng epinephrine ngay.

Rửa chiếc răng bị rụng: Hầu hết chúng ta không biết phải làm gì khi bị rụng răng (không phải do thay răng sữa). Nhiều người có thể sẽ nghĩ đến việc rửa sạch chiếc răng đó, nhưng việc này có thể làm hỏng răng. Thay vào đó, hãy thả răng vào một cốc sữa và đem đến gặp nha sĩ sớm nhất có thể.

Chườm nóng khi bị bong gân hoặc gãy xương: Việc chườm nóng lên vị trí bong gân hoặc gãy xương có thể khiến tình trạng viêm càng tệ hơn, vì nhiệt độ đẩy mạnh lưu thông máu, làm tăng tình trạng sưng phù. Trong các trường hợp này, hãy luôn chườm lạnh trước.

Cố gắng loại bỏ dị vật trong mắt: Việc dụi mắt hoặc dùng ngón tay để lấy dị vật trong mắt có thể làm dị vật cọ sát với mắt gây tổn thương mắt nghiêm trọng hoặc gây nhiễm trùng mắt. Ngoại lệ duy nhất là khi bạn bị dính hóa chất vào mắt; khi đó, hãy dùng nước để rửa mắt trong vòng 15 phút. Khi bị dị vật như bụi bẩn bay vào mắt, hãy băng mắt lại và đến cơ sở y tế gần nhất.

Tháo băng gạc từ vết thương đang chảy máu: Dù băng gạc đã đẫm máu, bạn cũng không nên tháo băng để thay mới. Đó là bởi các nhân tố làm đông máu trong phần máu đã chảy ra sẽ giúp vết thương ngừng chảy máu; việc loại bỏ băng gạc cũ có thể làm mất tác dụng này và khiến vết thương bắt đầu chảy máu lại.

Không đến bệnh viện sau khi gặp tai nạn giao thông: Dù ngay lúc gặp tai nạn, bạn không thấy đau đớn gì, thì điều đó cũng không có nghĩa bạn không bị thương. Bạn có thể mất 10 phút tới 2 tiếng đồng hồ để bắt đầu cảm nhận được chấn thương. Tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sau khi gặp tai nạn giao thông để phát hiện sớm những chấn thương bên trong.

CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (Nguồn: thehealthy)

Tin mới