Theo Bulgarian Military, việc tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào các hệ thống quân sự không chỉ nâng cao hiệu quả mà còn tạo ra các mô hình tác chiến mới trong chiến tranh hiện đại. Sự phát triển của AI có thể thấy qua việc các phương tiện chiến đấu không người lái hiện nay đã có thể lựa chọn và tấn công mục tiêu mà không cần sự can thiệp của con người.
Hầu hết các phương tiện chiến đấu tự động đang được quân đội nước phát triển xoay quanh các dòng máy bay không người lái (UAV), phương tiện chiến đấu mặt đất và tên lửa tấn công tiên tiến. Sự phát triển của các loại vũ khí này càng diễn ra nhanh hơn bởi những tiến bộ trong công nghệ cảm biến và chip bán dẫn.
Sự phát triển của các loại vũ khí tự động sở hữu trí tuệ nhân tạo này càng diễn ra nhanh hơn bởi những tiến bộ trong công nghệ cảm biến và chip bán dẫn.
Tích hợp AI vào vũ khí tự động
Khởi đầu của các phương tiện chiến đấu không người lái trên thế giới có thể nói đến việc quân đội Mỹ đưa vào trang bị UAV tấn công MQ-1 Predator từ đầu những năm 2000. Những phương tiện được điều khiển bởi các binh sĩ cách chiến trường hàng nghìn km nhưng vẫn mang đến khả năng trinh sát và tấn công theo thời gian thực.
Từ thành công của Predator, quân đội Mỹ bắt đầu phát triển các hệ thống vũ khí tự động khác với nhiều công nghệ khác nhau, trong đó công nghệ AI chỉ là một phần. Các hệ thống vũ khí được tự động hóa có thể xử lý lượng dữ liệu khổng lồ theo thời gian thực, cho phép chúng xác định, theo dõi và tấn công mục tiêu với độ chính xác và tốc độ chưa từng có.
Ví dụ phương tiện mặt nước không người lái Sea Hunter của hải quân Mỹ có khả năng tự vận hành và thực hiện nhiệm vụ mà không cần phi hành đoàn con người.
Bên cạnh hạn chế vai trò của con người trên các phương tiện chiến tranh, công nghệ AI còn mang đến khả năng tấn công chính xác và giảm thiểu thiệt hại ngoài mong muốn trong các nhiệm vụ. Một UAV được trang bị cảm biến và thuật toán AI tiên tiến, có thể phân biệt giữa phiến quân và dân thường chỉ trong vài giây.
Các phương tiện chiến đấu tự động cũng cho phép quân đội các nước triển khai lực lượng với ít nguồn nhân lực hơn. Hệ thống AI có thể hoạt động 24/7 mà không mệt mỏi, cung cấp khả năng giám sát và phòng thủ liên tục.
Trong môi trường xung đột có rủi ro an toàn cao, phản ứng chậm của binh sĩ trước một sự việc có thể liên quan đến sinh mạng của nhiều người. Tuy nhiên những hạn chế này sẽ được khắc phục thông qua công nghệ AI khi chúng xử lý thông tin và đưa ra quyết định chỉ trong vài giây
Khả năng này đặc biệt hữu dụng trong phòng thủ tên lửa và chiến tranh điện tử, nơi các mối đe dọa xuất hiện bất ngờ chỉ trong vài phút.
Tuy nhiên sự gia tăng của vũ khí tự động cũng đặt ra những câu hỏi quan trọng về mặt đạo đức và pháp lý. Hầu hết các chuyên gia đều lo ngại vấn đề AI đưa ra quyết định đúng theo nhiệm vụ nó được giao và ai sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố.
Chiến tranh tương lai binh sĩ không cần ra chiến trường mà có thể điều khiển phương tiện chiến đấu cách đó hàng nghìn km.
Vai trò của AI trong chiến tranh tương lai
Một trong những vấn đề đạo đức chính là xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi vũ khí tự động gây ra thiệt hại. Chiến tranh truyền thống dựa vào phán đoán của con người và trách nhiệm có thể được giao cho tư lệnh quân đội hoặc chỉ huy chiến trường. Những các hệ thống AI đưa ra quyết định độc lập, việc quy trách nhiệm cho những sai lầm hoặc hậu quả không mong muốn đối với máy móc là không phù hợp.
Việc sử dụng AI trong việc ra quyết định liên quan đến sinh mạng con người cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Những người chỉ trích cho rằng máy móc không nên được phép quyết định khi nào nên lấy đi mạng sống của con người, vì chúng thiếu khả năng phán đoán đạo đức và hiểu biết về bối cảnh. Tuy nhiên, những người ủng hộ tin rằng AI có thể giảm thiểu lỗi và thành kiến của con người trong chiến tranh.
Ngoài ra cũng có những lo ngại rằng vũ khí tự động hoạt động ở tốc độ vượt quá khả năng kiểm soát có thể dẫn đến leo thang ngoài ý muốn. Một hệ thống AI hiểu sai tín hiệu là mối đe dọa có thể khởi tạo phản ứng leo thang thành xung đột toàn diện.
Tương lai của AI trong chiến tranh vừa hứa hẹn nhưng cũng đầy thách thức. Khi công nghệ tiến bộ, vũ khí tự động sẽ trở nên tinh vi hơn, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp với sự can thiệp tối thiểu của con người. Tuy nhiên, khuôn khổ đạo đức và pháp lý chi phối việc sử dụng chúng phải phát triển song song để giải quyết những thách thức mới nổi.
Ngày càng có nhiều lời kêu gọi về các quy định quốc tế để quản lý việc phát triển và sử dụng vũ khí tự động. Các tổ chức như Liên hợp quốc đang nỗ lực thiết lập các chuẩn mực và hiệp ước để đảm bảo việc sử dụng AI có trách nhiệm trong chiến tranh.
Chiến trường tương lai có thể sẽ chứng kiến sự hợp tác gia tăng giữa con người và AI. Người vận hành sẽ giám sát và hướng dẫn các hệ thống AI, tận dụng thế mạnh của chúng và giảm thiểu rủi ro.