Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vợ người đàn ông nhiều vợ nhất Hà Nội: 'Sống không thể thiếu chồng'

Không biết lời thẳng thắn của ông thế nào mà chỉ một thời gian qua lại, chị nào cũng tuyên bố “sống không thể thiếu anh Hành”.

Không biết lời thẳng thắn của ông thế nào mà chỉ một thời gian qua lại, chị nào cũng tuyên bố “sống không thể thiếu anh Hành”.


“Đất phải nghe trời”


Đăng Hành tự nhận mình là người bất tài, học đến lớp 7 mà chẳng thuộc bảng cửu chương nhưng lại giỏi làm thơ và có khiếu kể chuyện hài hước.


Ông bảo mình chẳng mang lại cái gì cho đời ngoài việc liên tiếp “giúp đỡ” chị em.


Ông nói ông chẳng lừa lọc ai. Ông đến và “đặt vấn đề” thẳng thắn, chân tình. Không biết lời thẳng thắn của ông thế nào mà chỉ một thời gian qua lại, chị nào cũng tuyên bố “sống không thể thiếu anh Hành”.

Nguyễn Đăng Hành là một người kỳ lạ, hóm hỉnh. Không ai có thể vặn hay giận trước "cái lý" của "Hành thi sỹ". 

Ông Hành nói sở dĩ nói ông có đến 16 bà vợ vì tất cả những người đó đều được ông cưới hỏi đàng hoàng. Trước hết là báo cáo với họ hàng hai bên, sau đó tuỳ hoàn cảnh, cỗ bàn lớn nhỏ khác nhau nhưng phần “nghi lễ” thì vẫn đầy đủ.


Cũng có lúc ông bị phản đối ghê lắm. Tuy nhiên khi ông cưới đến bà thứ 5 hay thứ 6 gì đó thì chẳng ai ý kiến gì nữa. Cái tài của ông là thuyết phục bên nhà gái.

Ông Hành và người vợ thứ 16. 

Chẳng ai muốn gả con em mình cho một kẻ đa tình, thế nhưng, hầu hết ông thuyết phục được nhà gái nhờ tài ăn nói khéo léo. Song, cũng có khi là vì “gạo đã nấu thành cơm”, “ván đã đóng thành thuyền”, “mầm sống” đã “sinh sôi”. Có con, dù khó tính mấy thì “nhà gái” cũng phải gật đầu ưng thuận.


Có một điều là dù cưới nhiều vợ nhưng chưa lần nào ông Hành rước về nhà mình. Chính sách ở rể được ông “quán triệt”. 

Tài sản lớn nhất của ông là hàng trăm chai lọ rượu ngâm và những tờ báo cũ phủ bụi. 

Hỏi về những người vợ trước, ông lấp lửng: “Chuyện qua rồi, nói ra chẳng hay, nên giữ bí mật cho họ”. Chỉ có một điều ông khẳng định: Người vợ thứ 16 ông cưới vào năm 2003 và kể từ đó, ông quyết định “dừng bước giang hồ”.


Khi ông tuyên bố điều đó, bà vợ thứ 16 chỉ biết cười nhạt.


Ông Hành diễn giải: “Giờ tôi già rồi (ông SN 1950), già thì sinh con sẽ không thông minh. Giúp, phải giúp có được những đứa con xinh đẹp, thông minh chứ. Mà tôi nói cho anh biết, trước tôi đẹp lắm, ai nhìn cũng phải mê mẩn. Giờ “nhan sắc” đã tàn phai đi rồi”.


Nói vậy nhưng ông vẫn gân guốc và tráng kiện lắm, dù đã ở cái tuổi ngoài 60. Cái sức vóc ấy ông Hành tự hào nhưng tôi e ông lại không giữ được lời hứa “chấm dứt những cuộc tình” của mình.

Ngõ vào nhà ông Hành 

16 bà vợ và có mấy chục đứa con (đứa lớn nhất 30 tuổi, nhỏ nhất 1 tuổi) nhưng ông Hành vẫn sống lủi thủi một mình. Ông bảo, ông đi giúp đời nhưng tôn thờ “chủ nghĩa một mình” vì thế ông không đồng ý cho bà nào đến ở cùng cả.


“Cái chữ nó đày”


Chẳng hiểu, có phải cái tên nó vận vào ông hay không, nhưng chuyện ông Hành làm thơ thì đúng là… trời hành.


Ông bắt đầu làm thơ từ năm 16 tuổi. 50 năm nghèo xơ xác, đến nỗi cái nếp nhà cũ kỹ bây giờ cũng là do cha mẹ để lại. Ông đi suốt, đi nhiều đến nỗi, hàng xóm các bên mỗi năm lấn sang nhà ông một ít, ông cũng mặc.


“Tôi lấy tên tập thơ đầu tay và cũng là duy nhất của mình: “Thơ hỏi: "Thơ, với tôi nó là sự đánh đổi cuộc đời. Thợ là ngộ năng trời cho. Thơ là sự bần cùng của thi sỹ. Người bất tài, thiếu văn hóa như tôi, làm thơ là tự lừa mình, để mình tốt hơn, sống tử tế hơn".


Thơ, theo Nguyễn Đăng Hành, có bốn loại: thơ thờ, thơ thợ, thơ thớ, thơ thở. Trong đó, chỉ có thơ thở mới là thơ chân chính, bởi nó là hiện thực, là hơi thở, là cuộc sống.


Nghèo, không có tiền in thơ, NXB Lao động quý Nguyễn Đăng Hành nên tài trợ in cho ông một tập thơ mỏng: “Thơ hỏi”.

Thi sĩ Nguyễn Đăng Hành: với tôi, thơ là sự đánh đổi, là tự lừa mình. Chỉ có "thơ thở" mới là thơ chân chính! 

Thơ in xong. Một lần, có ông cụ đạp xe từ Đan Phượng tìm sang thôn Khoan Tế gặp Nguyễn Đăng Hành. Ông cụ hỏi: “Ông là nhà thơ?”. Hành đáp: “Không” - “Ông là Nguyễn Đăng Hành?” - “Phải”. “Tôi muốn mua ông hai cuốn thơ”.


Hành hào sảng: “Chuyện mua thơ cứ để đấy đã. Ông mua thơ tôi chứng tỏ ông là người trọng tôi, mà đã đến nhà Hành thì phải uống rượu trước. Uống rượu rồi, ông khách thơ ngỏ mua hai cuốn. Hỏi giá tiền, Hành bảo: NXB họ ghi giá bìa 35.000đ/cuốn, nhưng Hành không bán thơ.


"Ông đạp xe từ Đan Phượng sang để đọc thơ tôi, tôi phải chắp tay vái ông bảy vái, vì cái tình ông dành cho thơ của tôi" - ông Hành nói với vị khách quý.

Video bật cười lý do lấy nhiều vợ của đàn ông Ấn Độ  

Nguồn: Vietnamnet

Nguồn:

Tin mới