Đây là lượng cổ phần OCB mà Vietcombank chưa bán hết trong đợt đấu giá cuối năm 2017. Thời điểm đó, Vietcombank chào bán 18,9 triệu cổ phiếu (tương đương 4,85% vốn điều lệ) với giá khởi điểm 13.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, chỉ có hơn 13,1 triệu cổ phiếu được mua, tương đương khoảng 2/3 lượng cổ phiếu chào bán.
Vietcombank mong muốn 'xả' 6,6 triệu cổ phiếu OCB, giá khởi điểm 13.000 đồng/CP
Sở dĩ giới đầu tư không mặn mà lắm với cổ phần OCB không hẳn là vì sức hấp dẫn của cổ phần này, mà bởi vì lượng cổ phiếu OCB chào bán trên không bao gồm quyền nhận cổ phần thưởng 5% phát sinh tại ngày chốt danh sách cổ đông (20/12).
Thêm vào đó, tại thời điểm đưa ra đấu giá, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại OCB đã đạt mức tối đa, vì vậy nhà đầu tư nước ngoài khác không có cơ hội sở hữu cổ phiếu OCB.
Năm 2017, OCB ghi nhận 1.021 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 2,1 lần năm 2016. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng này chủ yếu xuất phát từ sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh cốt lõi tín dụng – đầu tư khi đem về tới 2.401 tỷ đồng thu nhập lãi thuần (tăng 44,6%).
Cùng với đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng ghi nhận lãi thuần cao 195 tỷ đồng (tăng 100%); hoạt động kinh doanh ngoại hối đem về gần 47 tỷ đồng lãi thuần, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ thuần 3 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đem về 48,7 tỷ đồng lãi thuần, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ thuần 261 triệu đồng.
Tính đến hết ngày 31/12/2017, tổng tài sản của OCB ở mức 84.300 tỷ đồng, tăng 32% so với hồi đầu năm; trong đó dư nợ tín dụng ở mức 48.182 tỷ đồng, tăng 25%.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đến hết ngày 31/12/2017 của OCB ở mức 6.139 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng ở mức 53.205 tỷ đồng, tăng 23,6%.
Video: Vietcombank bất ngờ khóa hàng loạt thẻ ATM của khách hàng