Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Việt Nam nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng

(VTC News) - Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hầu hết người dân, tác động đến việc thiếu nước ngọt, tác động này lâu dài sẽ trở nên nghiêm trọng.

(VTC News) - Đây là nhận định của các chuyên gia trong buổi tọa đàm "Vượt qua thử thách, chung tay thích ứng với biến đổi khí hậu".


Chương trình "Vượt qua thử thách, chung tay thích ứng với biến đổi khí hậu" được kênh VTC14 cùng báo điện tử VTC News phối hợp thực hiện chiều 1/2.

Tham dự chương trình có Tiến sĩ Trần Hồng Hà - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ông Lê Công Thành - Cục trưởng Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; Tiến sĩ Nguyễn Văn Tài -  Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường.

Các vị khách mời đang giao lưu cùng độc giả VTC News. 


Hàng loạt các câu hỏi nóng hổi của độc giả về chống biến đổi khí hậu đã được các chuyên gia giải đáp. Dưới đây, VTC - News xin lược trích các ý kiến trao đổi.

- Nhiều báo cáo đánh giá về biến đổi khí hậu đã được công bố thì Việt Nam là một trong số ít các quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH)

, đặc biệt là nước biển xâm thực. Xin Thứ trưởng cho biết,  chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn và có những cơ hội nào trong bối cảnh biến đổi khí hậu?


Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Chúng ta thấy Việt Nam cũng như tất cả quốc gia đang đứng trước thách thức chung là BĐKH, với điều kiện tự nhiên của Việt Nam thì thách thức này được đánh giá là trầm trọng hơn.

Những tác động của BĐKH như nhiệt độ tăng, nước biển dâng…cộng với tính dị thường, cực đoan của thời tiết làm công tác dự báo khó khăn, tác động lên việc hoạch định chính sách về tài nguyên môi trường. Nhất là tài nguyên nước ngọt.

BĐKH làm ảnh hưởng đến hầu hết nhân dân, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, TP. HCM. Nó tác động đến việc thiếu nước ngọt, tác động này lâu dài sẽ trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh tài nguyên nước, lương thực và năng lượng.

Ông Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 


- Chúng ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, hành lang pháp lý cho công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH như: Chiến lược Quốc gia về BĐKH, Chiến lược Quốc gia phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Chiến lược phát triển ngành Khí tượng thủy văn đến năm 2020; Chiến lược tăng trưởng xanh, luật Tài nguyên nước... Vậy, dưới góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, ông đánh giá như thế nào về các văn bản đã được ban hành thời gian qua?

Ông Nguyễn Văn Tài: Về hiệu quả, tôi chưa muốn đề cập đến, tôi muốn đề cập đến hướng tiếp cận, vấn đề biến đổi khí hậu lớn đến nước ta. Về cách tiếp cận, nhà nước đã ban hành về chiến lược tổng thể về biến đổi khí hậu làm sao để hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu và tận dụng tác động tích cực của biến đổi khí hậu.

Hiện nay các văn bản pháp luật về biến đổi khí hậu đã có, Việt Nam đang dần hình thành hành lang pháp lý về đối phó với biến đổi khí hậu.

- Chúng ta nên hiểu như thế nào về biến đổi khí hậu?

Ông Lê Công Thành: Nếu cách đây 10 năm chúng ta chưa nhận thức và thông tin nhiều về biến đổi khí hậu, nhưng nay thì thông tin đã rộng rãi. Biến đổi khí hậu là sự ấm lên toàn cầu, nói như vậy không có nghĩa chúng ta không có mùa đông mà là nhiệt độ rộng hơn, mùa hè có thể nóng hơn, mùa đông có thể lạnh hơn.

- Trên thế giới có hơn 200 quốc gia chịu sự tác động của BĐKH, tại sao Việt Nam lại đặc biệt được quan tâm?

Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Vì Việt Nam là vựa lúa lớn, đóng góp một lượng lớn lương thực cho thế giới. Việt Nam cũng luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm chung tay góp sức cùng bạn bè thế giới khắc phục sự tác động của BĐKH.

Với những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng quan tâm chuyển đổi mô hình kinh tế, giảm khí thải nhà kính, góp sức với cộng đồng thế giới giải quyết thách thức này.

- Khán giả từ số điện thoại 0978xxx158 hỏi: Gần đây, thời tiết biến đổi bất thường, tuy nhiên, việc dự báo thiên tai chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân, nhiều trận bão dân không kịp trở tay, vai trò của cơ quan khí tượng thủy văn trong việc này là gì?

Ông Lê Công Thành: Những thông tin dự báo về thời tiến lúc đó quan trọng để đảm bảo công tác phòng tránh. Các cơn bão ở VN và thế giới gần đây có diễn biến phức tạp, nên dự báo nó rất khó khăn kể cả những nước có công nghệ tiên tiến.

Ở Mỹ thời gian gần đây có những cơn siêu bão… thách thức đối với khoa học. Ở VN dù đã được Đảng và Nhà nước đầu tư, quan tâm đến công tác dự báo khí tượng nhưng việc dự báo trước những diễn biến bất thường cũng gặp khó khăn.

Người dân nên chủ động nắm bắt các thông tin dự báo để có phương pháp phòng tránh. Các cơ quan truyền thông báo chí cũng cần mạnh mẽ hơn nữa trong việc phản ánh thực trạng, thông tin về diễn biến của biến đổi khí hậu giúp cho công tác phòng tránh có hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN-MT. 

- Khán giả ở TP HCM: Hiện tượng triều cường ở TP.HCM có phải do tác động của BĐKH không và Bộ TNMT có giải pháp nào cho hiện tượng này?


Thứ trưởng Trần Hồng Hà:

Triều cường là hiện tượng của BĐKH nhưng bên cạnh đó phải nhắc đến nguyên nhân do quá trình khai thác nước ngầm khiến bề mặt của các vùng đất lún xuống, do đô thị phát triển không tính toán đến dòng chảy bị san lấp, đất dòng sông bị lấn chiếm.

Với những nguyên nhân đó, đòi hỏi phải phải xem xét đầy đủ và có giải pháp khắc phục đồng bộ. Bộ TNMT đã đưa ra đề xuất hình thành hệ thống bản đồ với tỉ lệ 1/5000, để có thể theo dõi những tác động rõ ràng hơn.

Bên cạnh đó là sự phối hợp giữa nhiều bộ ngành, cùng với các nhà khoa học địa chất, môi trường để tìm ra giải pháp khắc phục mang tính lâu dài hơn.



- Chặt phá rừng vì lợi ích trước mắt; xả thải trái phép... là những hành động hủy hoại môi trường của con người. Bên cạnh đó, thiên tai cũng đang diễn biến rất phức tạp. Những thực tế này đang đặt VN vào một tình thế phải có những hành động ở mức cao nhất ở cấp quốc gia. Đề án "Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường" đang được Ban cán sự Đảng Chính phủ giao Ban cán sự Bộ TNMT soạn thảo sẽ được trình HNTW 7 khóa XI vào tháng 5 tới. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của Đề án này?

Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Đây là đề án có tầm quan trọng chiến lược đã được Trung

ư

ơng đưa ra trong năm qua. Trước đây việc đối phó với BĐKH đã được đề cập trong nhiều văn bản khác nhau, nhưng chưa khi nào được đưa vào nhiều vấn đề với nội dung rộng lớn như lần này.

Nếu chúng ta tiến hành giải quyết đồng bộ nghĩa là chúng ta giải quyết theo chiều sâu và chất lượng, hiệu quả việc tăng trưởng xanh, giải quyết được những vấn đề môi trường bức xúc của xã hội, giải quyết được cả bài toán huy động các thành phần trong xã hội, cộng động doanh nghiệp tham gia.

 - Với vai trò là cơ quan chuyên môn trực tiếp triển khai nhiệm vụ dự thảo Đề án quan trọng này, ông có thể tóm tắt cấu trúc và những nội dung chính của đề án? Và Đề án sẽ có những điểm gì mới so với các văn bản pháp luật mà chúng ta đã ban hành?

Ông Nguyễn Văn Tài: Đề án về 3 vấn đề lớn.

Vấn đề 1 đánh giá tình hình nguyên nhân; vấn đề 2 nói về chủ trương giải pháp cùng đề cập nhóm nội dung nhận thức về biến đổi khí hậu, tài nguyên môi trường, giải pháp về chính sách, luật pháp, bộ máy; vấn đề 3 nói về việc tổ chức thực hiện.

Phần mới ở đề án tập truung về biến đổi khí hậu và nhiều hiện tượng biến đổi trên thế giới. Đề án sẽ đưa ra định hướng về nhiệm vụ và giải pháp để phù hợp với bối cảnh chung.

Ông Lê Công Thành - Cục trưởng Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.


- Đâu là nội dung trọng tâm các nhà khoa học góp ý kiến?

Ông Nguyễn Văn Tài: Các nhà khoa học quan tâm đến việc đề án phải đánh giá đúng tình hình, sát với địa phương và lĩnh vực... Từ đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam. Từ đến án này, Ban Chấp hành TƯ dự kiến ban hành văn bản định hướng về biến đổi khí hậu trong cấu trúc tăng trưởng mới của đất nước.

- Chúng ta đã có nhiều văn bản, chủ trương để thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, song đang gặp phải khó khăn trong việc phân tích, tổng kết một cách định tính về vấn đề này?


Ông Nguyên Văn Tài: Đúng vậy, vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu đang gặp khó khăn trong việc đánh giá, tổng kết. Biến đổi khí hậu có 2 mảng đó là ứng phó với biến đổi khí hậu trước mắt và ứng phó với trước mắt, lâu dài như nhiệt độ tăng, nước biển…Việc đánh giá được chính xác, định lượng cần có phương pháp luận, cơ sở dữ liệu lâu dài, khoa học.

Một số cái đã đánh giá định lượng được, ví dụ như lượng giảm thải khí hiệu ứng nhà kính, chủ trương trong các năm tới có tính đến các tình huống biến đổi đã xảy ra.

- Việc xây dựng đề án, Bộ có chủ trương lấy ý kiến đóng góp của nhân dân không? Nếu có thì nhân dân có thể đóng góp qua kênh thông tin nào?

Ông Lê Công Thành: Đây là một đề án lớn nên rất mong muốn có ý kiến đóng góp để trình đề án chất lượng lên Ban chấp hành TƯ.

Dự thảo đề án được đăng tải ở trang website của Bộ Tài nguyên Môi trường và Cổng thông tin điện tử Chính phủ, độc giả nào quan tâm có thể nghiên cứu và đóng góp qua kênh này hoặc số điện thoại được công khai ở trang web đó.

- Vừa rồi chúng tôi thấy ở Đà Nẵng có diễn tập ứng phó với sóng thần. Biến đổi khí hậu có gây ra sóng thần hay không? Và nếu có thì dân phải làm gì? Được Nhà nước hỗ trợ như thế nào để di chuyển và bảo vệ tính mạng, cũng như tài sản?

Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm thấy mối liên quan trực tiếp giữa BĐKH với sóng thần. Có thể giải thích một phần nguyên nhân do trái đất ấm lên, băng tan, thay đổi trọng lực đè lên trái đất, gián tiếp tạo nên sóng thần.

Bờ biển dài của nước ta có thể chịu sự tác động của sóng thần do các đứt gãy của Philipinne và Đài Loan. Chúng ta thường xuyên có những cuộc diễn tập để ứng xử nhanh với tình huống khẩn cấp rất cần thiết.

Chính phủ đã có đề án xây dựng hệ thống cảnh báo dọc miền Trung, bên cạnh việc cảnh báo sóng thần sẽ cảnh báo cả các thiên tai khác.

PV VTC News tác nghiệp tại buổi giao lưu

- Vừa rồi Lào Cai có lũ lớn, một số dân không kịp trở tay. Bộ có phương án hỗ trợ cho người dân sống trong vùng nguy cơ cao hay không?

Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Hiện nay Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này, đã xây dựng bản đồ liên quan đến việc phòng tránh lũ quét ở các vùng có nguy cơ cao để điều chỉnh nguy hiểm cần thiết. Có biện pháp di dân.



Trong việc hỗ trợ thì UBND các địa phương đóng vai trò chính. Bộ TNMT xem xét đầu tư thêm hệ thống khí tượng thủy văn, đưa ra những cảnh báo cần thiết để dự đoán trước. Nhưng cũng sẽ khá khó khăn vì đồng bào miền núi sống tản mạn, thiết kế hệ thống tốn kém, không mang lại hiệu quả thực tế.

- Thứ trưởng kì vọng như thế nào về đề án?

Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Nếu đề án được thông qua ban hành sẽ giải quyết vấn đề lớn của đất nước, chủ động ứng phó với thách thức có tính toàn cầu như thế này, chúng ta cũng sẽ có cơ hội lựa chọn mô hình phát triển, đi theo xu hướng của thời đại, phát triển kinh tế bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh.

Những tác động của khí hậu hay tính dị thường của thời tiết cũng đều được tính đến trong đề án.

- Hiện nay, nhận thức của cộng đồng về BĐKH còn khá chung chung. Thứ trưởng có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Nhận thức của người dân rất chung chung, thường chỉ nhìn từ góc độ của mưa bão, lũ lụt là chính, còn những tác động khác lớn hơn nhiều lại không chú ý đến.

Nguyên nhân của BĐKH chính là do con người, do các hoạt động kinh tế đều khiến rác thải khí nhà kính. Người dân phải nhận thức được điều này và cần trang bị kĩ năng chung tay chống BĐKH. Đó là việc người dân phải tiết kiệm năng lượng trong nhà, tiết kiệm tài nguyên…

- Theo khảo sát, thì cư dân các khu vực đô thị được thụ hưởng thông tin tuyên truyền về BĐKH nhiều hơn người dân ở vùng nông thôn. Trong khi đó, ở nước ta thì đây mới chính là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Vậy mấu chốt của vấn đề này là gì, và chúng ta phải làm như thế nào để khắc phục thưa ông?

Ông Lê Công Thành: Chúng ta đã có nhiều giải pháp khắc phục tình trạng này, các kênh thông tin về thời tiết bão lũ phát rất nhiều trên tryền hình, truyền thanh của TW và địa phương.

Các cơ quan quản lý cũng đã có những phương tiện cảnh báo thiên tai ngay tại địa phương.

- Với mục tiêu nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cho cộng đồng trong việc phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với BĐKH thì từ năm 2009, Chính phủ đã đặt hàng Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng 1 kênh truyền hình chuyên biệt về nội dung này. Và từ tháng 12/2009, Kênh VTC14 ra đời. VTC14 cũng được Chính phủ xác định là 1 trong 10 kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia. Các ông có đánh giá như thế nào về vai trò của các cơ quan báo chí nói chung và kênh VTC14 nói riêng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng; cũng như là tuyên truyền cho Đề án ứng phó BĐKH trong thời gian tới?

Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi theo dõi các chương trình của VTC14, tôi đánh giá cao khi theo dõi các chương trình liên quan đến môi trường, trong tương lai VTC14 sẽ là cầu nối quan trọng từ cơ quan quản lý nhà nước đến người dân.

Kênh VTC14 cũng giúp chúng tôi, từ góc độ quản lý nhận được những ý kiến của nhân dân để có những biện pháp đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Bộ TNMT sẽ có sự phối hợp với VTC14 để cung cấp các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước.

- Thông điệp của ông về BĐKH và bảo vệ TNMT năm nay là gì?

Thứ trưởng Trần Hồng Hà: Thông điệp tôi muốn nói là: môi trường, tài nguyên thiên nhiên thực chất là môi trường sống tồn tại và phát triển cho loài người. Trái đất là người mẹ của chúng ta, chúng ta hãy ứng xử hài hòa, làm sao để mẹ trái đất không nổi giận, cuộc sống của người dân luôn bình yên.

VTC News

Nguồn:

Tin mới