13
Triều Nguyễn thành lập năm 1802 khi vua Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế. Triều đại này kết thúc năm 1945 khi Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn kiếm lại cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nhà Nguyễn trải qua 13 đời vua trị vì, gồm: Gia Long (1802-1820), Minh Mạng (1820-1841), Triệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1847-1883), Dục Đức (1883), Hiệp Hòa (1883), Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885), Đồng Khánh (1885-1889), Thành Thái (1889-1907), Duy Tân (1907-1916), Khải Định (1916-1925), Bảo Đại (1926-1945).
14
15
16
Kiến Phúc
Gia Long
Khải Định
Vua Khải Định (1885 - 1925) là vua thứ 12 của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Cũng như cha mình là Đồng Khánh, ông được biết đến như ông vua bù nhìn, tay sai đắc lực của Pháp trong kế hoạch cai trị Đông Dương. Cuộc đời làm vua của Khải Định được sử sách ghi chép lại với những cuộc ăn chơi tráng tác và nổi tiếng về nịnh nọt kẻ thù nên trong dân gian vẫn thường lưu truyền câu ca dao mỉa mai “Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây/Nghề này thì lấy ông này tiên sư”.
Đồng Khánh
Nguyễn Phúc Trinh
Nguyễn Phúc Bửu Châu
Nguyễn Phúc Bửu Đảo
Vua Khải Định tên khai sinh Nguyễn Phúc Bửu Đảo. Ông là con trưởng của vua Đồng Khánh, mẹ là Dương Thị Thục. Ông sinh ngày 8/10/1885, tại kinh thành Huế. Việc Bửu Đảo lên ngôi không hoàn toàn suôn sẻ. Sau khi buộc tội hoàng đế Duy Tân, người Pháp có ý muốn xóa bỏ chế độ quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là Thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Pháp phải chiều theo ý. Ngày 18/5/1916, Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định.
Nguyễn Phúc Danh
Tự thiết kế trang phục
Theo cuốn kinh thành Huế và triều Nguyễn viết: "Trước khi lên làm vua, Khải Định được người đời biết đến như kẻ nghiện cờ bạc, thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và người hầu hạ. Khi lên ngôi, ông bị đánh giá là vị vua chỉ ham chơi bời. Khải Định rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, lố lăng nhiều màu sắc thay vì nguyên màu vàng của hoàng bào như các vị vua trước đây. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Do không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa, ông thường bị đả kích trên báo chí đương thời. Ông cũng cho xây dựng nhiều công trình xa hoa, nổi tiếng nhất là lăng của chính ông - bị nhiều người chê là có kiến trúc lai căng".
Bắt phụ nữ chèo thuyền trên sông
Xây hồ rượu trong hoàng cung
Bắt thái giám mặc váy
Chong chóng xoay
Con cọp giấy
Con rồng tre
Tháng 5/ 1922, vua Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn công du chính thức nước ngoài. Chuyến đi này làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước phản đối ông. Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc có loạt bài chế giễu Khải Định, trong đó có truyện ngắn “Vi hành” và còn viết vở kịch Con rồng tre, diễn ở ngoại ô Paris. Nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã gửi Thất điều trần – bức thư dài trách Khải Định 7 tội. Tháng 9/1924, từ Pháp về, Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền, khiến sự phẫn nộ của dân chúng tăng lên ở khắp nơi.
Vua hề An Nam
11
12
Nói về các bà vợ của vua Khải Định, vua Bảo Đại viết trong cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam: "Ngày 15/5/1922, 12 bà vợ của vua Khải Định, theo thứ tự cấp bậc lớn nhỏ sắp hàng quỳ tiễn đưa vua lên đường sang Pháp, mang theo thái tử Vĩnh Thụy đi du học, gồm: bà Nhị giai hữu phi, bà Ân phi Hồ Thị Chỉ, tam giai Diệu tân, Tứ giai Du tân, ngũ giai Điềm tân, Tiếp du, Tân Diệm, Tiếp Táo và Tiếp Quý Trang. Như vậy, trong 12 bà kể trên thì có 9 bà rõ danh tính, 3 bà còn lại thì cho đến nay vẫn chưa ai biết đó là ai.
13
14
1
Tuy vua Khải Định có 12 bà vợ nhưng chỉ có duy nhất một người con là: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (1913 -1997), tức hoàng đế Bảo Đại, mẹ là Nhất giai Hậu phi Hoàng Thị Cúc.
2
3
4
Điện Kiến Trung
Lầu Kiến Trung là cung điện được xây dựng muộn nhất trong Kinh thành Huế, vào năm 1923 dưới thời vua Khải Định (1916-1925). Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, nguyên tại địa điểm ấy, trước thời Khải Định từng xuất hiện hai công trình khác là lầu Minh Viễn (nơi vua ngắm cảnh, hóng mát) và lầu Du Cửu. Đứng vững trên nền cao gần 3 m, điện Kiến Trung là tòa nhà hai tầng đồ sộ, tráng lệ với hình ảnh trang trí nội, ngoại thất tinh xảo. Trước kia nơi ăn ở và làm việc của các vua triều Nguyễn là điện Càn Thành và điện Cấn Chánh. Sau khi được xây dựng, điện Kiến Trung trở thành nơi ăn ngủ, làm việc của vua Khải Định. Thời Bảo Đại, điện Kiến Trung còn là nơi sống chung của cả gia đình nhà vua, gồm Hoàng hậu Nam Phương cùng hai hoàng tử và ba hoàng nữ.
Điện Cần Chánh
Điện Càn Thành
Điện Văn Minh