Ai cũng có lúc đói và ai cũng có lúc tức giận, nhưng nhiều người lại trở nên đặc biệt cáu kỉnh, khó chịu hoặc có cảm xúc tiêu cực khi đói. Hiện tượng họ trải qua được gọi là “cảm giác nôn nao” - kết hợp giữa đói và giận. Những người trải qua cảm giác này nói rằng họ thường cảm thấy tức giận và có những hành vi không đúng khi đói, và khó có thể kiểm soát.
Tiến sĩ Christine Lee, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, lý giải, nếu không ăn trong một khoảng thời gian, lượng đường (glucose) trong máu sẽ giảm. Khi nồng độ glucose trong máu giảm xuống ngưỡng nhất định, não sẽ gửi lệnh đến một số cơ quan trong cơ thể để tổng hợp và giải phóng hormone, giúp cân bằng lại lượng đường trong máu. Trong số những hormone này có adrenaline (hormone chiến đấu hoặc bỏ chạy) và cortisol (hormone căng thẳng); chúng được giải phóng vào máu trong tất cả các tình huống căng thẳng.
Trên thực tế, adrenaline là một trong những hormone chính được đưa vào máu bạn với phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” khi có nỗi sợ hãi đột ngột, chẳng hạn như khi bạn nhìn thấy, nghe thấy hoặc thậm chí chỉ nghĩ rằng có điều gì đó đe dọa đang sự an toàn của mình. Cũng giống như bạn có thể dễ dàng hét lên vì tức giận với ai đó trong quá trình phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy", lượng adrenaline bạn nhận được khi giảm glucose có thể thúc đẩy phản ứng tương tự.
Tiến sĩ Lee cho biết, việc giải phóng cortisol có thể gây ra sự hung hăng ở một số người. Ngoài ra, lượng đường trong máu thấp có thể ảnh hưởng đến các chức năng cao hơn của não, chẳng hạn như chức năng giúp chúng ta kiểm soát các xung động, điều chỉnh các động cơ và hành vi của bản thân.
Vậy, tại sao một số người có "cảm giác nôn nao" kể trên trong khi đa số người khác lại chỉ thấy đói? Tiến sĩ Lee giải thích rằng nhiều người nhận thức được điều này xảy ra, nên họ có thể đấu tranh với việc kiểm soát cơn giận. Còn những người có vấn đề về kiểm soát xung động thì dễ bị "nôn nao" hơn.
Và thực tế, cơn đói thường dẫn đến nhiều hành vi và cảm xúc tiêu cực khác nhau, không chỉ là sự tức giận. Nếu cơn đói không khiến bạn tức giận, nó có thể gây ra một trong những phản ứng như mệt mỏi, buồn ngủ, khó tập trung, phối hợp kém và dễ mắc sai lầm.
Các chuyên gia cho rằng nhận thức của bạn có thể tạo nên sự khác biệt. Ví dụ, bạn đang đói và bắt đầu cảm thấy cồn cào vì quá tải với công việc hoặc đang phải nhận những lời nói tiêu cực của người khác. Giữa cơn nóng giận và cồn cào đó, nếu cố tình không để ý đến cái bụng đang réo của mình và tập trung giải quyết công việc, bạn sẽ vượt qua được cảm giác cồn cào. Điều này có thể giúp bạn nhận ra rằng đói là một phần lý do khiến bạn cảm thấy khó chịu chứ không chỉ do áp lực công việc hay những lời nói tiêu cực kia. Nhận thức này sẽ cho bạn sức mạnh để kiểm soát cảm xúc của mình, ngay cả khi bạn đói.
Hơn hết, nếu bạn thường xuyên có "cảm giác nôn nao", hãy tạo cho mình lịch trình ăn uống đấy đủ; ghi nhớ các khoảng thời gian dễ bị đói nhất và bổ sung năng lượng trước khi cơn đối quấy rầy bạn.