Các nhà nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ) nhận thấy, giấc ngủ ngắn có thể thúc đẩy việc sửa chữa tế bào não.
Cải thiện trí nhớ
Một nghiên cứu năm 2014 đăng trên trang web Thư viện Khoa học Quốc gia Mỹ cho thấy, ngủ đêm và ngày đều có tác dụng củng cố trí nhớ như nhau, nhưng 2 thời điểm này không liên quan đến nhau, nghĩa là chúng ta không thể ngủ buổi đêm để bù cho buổi trưa.
Điều này cho thấy ngủ trưa giúp não nghỉ ngơi, phục hồi chức năng và cải thiện trí nhớ, giúp mọi người dễ ghi nhớ những khái niệm phức tạp.
(Ảnh minh hoạ)
Ngủ trưa tốt cho tim mạch
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những người không ngủ trưa thường có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn 64%, còn với những người ngủ trưa ít hơn 3 lần/tuần thì là 37%. Do vậy, nếu ngủ trưa, dù là giấc ngủ ngắn thì cũng nên thực hiện đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau.
Tăng năng suất và hiệu quả công việc
Nếu giấc ngủ ban đêm không đủ thì chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn vào sáng hôm sau. Lúc này, một giấc ngủ trưa sẽ vực lại tinh thần, đồng thời mang đến sự tỉnh táo và tăng năng suất làm việc ngày hôm đó.
Ngoài ra, thực hiện điều này còn khiến đầu óc tập trung, minh mẫn hơn. Nhờ đó, hiệu quả công việc cũng sẽ tăng lên rõ rệt. Nếu ngủ trưa đủ thì các giác quan cũng sẽ được cải thiện, tăng độ sáng tạo hơn trong công việc.
(Ảnh minh hoạ)
Giúp đào thải gan
Việc ngủ trưa còn có tác dụng giúp gan có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi những tổn thương sau quá trình đào thải độc tố của nguyên buổi sáng. Điều này cũng giúp nhà máy thải độc của cơ thể ít phải gánh chịu những tổn thương, giảm nguy cơ mắc bệnh về gan, thận.
Cải thiện thể chất
Một nghiên cứu ở Anh cho thấy, dành ra khoảng 15 phút để nghỉ trưa mỗi ngày sẽ giúp mạch máu linh hoạt hơn. Từ đó, có thể phòng ngừa nguy cơ gây ra bệnh tim. Hơn nữa, việc chăm ngủ trưa còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm stress hiệu quả.