Khi cường quốc lớn nhất thế giới “bơm” tiền giữ nền kinh tế
Những ngày qua, khi nước Mỹ liên tục bơm tiền vào giữ nền kinh tế chính không sụp đổ dây chuyền đã làm đồng đô trở nên bấp bênh trong tương lai. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ lời hứa sẽ hỗ trợ gói kích thích kinh tế khổng lồ, khi các nhà hoạch định chính sách dự báo tổng sản phẩm hàng hoá nội địa trong năm nay suy giảm 6,5% và tỷ lệ thất nghiệp lên 9,3% vào cuối năm.
Fed duy trì lãi suất cơ bản ở mức 0- 0,25% trong cuộc họp 2 ngày vừa qua. Giới đầu tư cũng tin tưởng cơ quan này sẽ tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản dưới mức 0,5% cho đến năm 2022 khi mà nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ phải mất 1-2 năm mới có thể quay trở lại trạng thái trước khi đại dịch bùng phát.
Lượng kích thích của các ngân hàng trung ương và chính phủ đang bơm vào thị trường tài chính thì điều không thể tránh khỏi là lạm phát, kéo theo lãi suất thực thấp hơn. Trong môi trường này, vàng sẽ vẫn là một sự thay thế hấp dẫn. Đồng thời, sự chùng lại của các thị trường chứng khoán cùng với một đồng USD suy yếu là các yếu tố kéo giá vàng tăng nhanh.
Cầm vàng đừng để vàng rơi
Nhiều dự đoán và nhận định tốt đẹp nhất cho tương lai thị trường vàng liên tục được đưa ra. Goldman Sachs nhận định vàng sẽ đạt 1.800 USD/ounce trong vòng 12 tháng tới và rủi ro lạm phát chính là nguyên nhân để vàng vượt lên 2.000 USD.
Theo Phil Streible, chiến lược gia tài chính hàng đầu tại Blue Line Futures tại Chicago cho biết: "Mọi người đều đang xem vàng như một tài sản trú ẩn an toàn, khi một số khác tin rằng lạm phát sẽ tăng trong các quý tới".
Lúc 9h30 (11/6 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đã tăng lên mức 1.732 USD/ounce, tăng khoảng 15 USD/ounce so với sáng hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng, giá vàng thế giới hiện tương đương với 48,6 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước cũng đã bật tăng 3 phiên liên tiếp, giá bán ra vàng SJC lại lên sát mốc 49 triệu đồng/lượng.
Ghi nhận lúc 10h (13/6 giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.730 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 là 1.737 USD/ounce.
Đáng chú ý, giá vàng trong nước vài phiên gần đây cho thấy chênh lệch giá mua - bán vàng miếng được rút ngắn, lực bán vẫn lớn hơn lực mua. Tại các cửa hàng vàng tư nhân, có thời điểm khoảng cách giữa giá mua - bán chỉ còn 180.000 đồng/lượng. Theo giới chuyên gia, vàng là tiền nên sau dịch COVID-19 nhiều người trước mua vàng, kim cương đã bán ra để lấy tiền mặt chi tiêu khiến các công ty vàng phải tăng dự phòng để tránh mất thanh khoản.
Đến sáng 15/6, giá vàng đồng loạt tăng trở lại tại các hệ thống cửa hàng kinh doanh trên toàn quốc. Vàng miếng SJC tại tập đoàn Phú Quý đều nhích nhẹ 10.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Bán vàng đầu tư vào đâu?
Anh Thanh Ph. – một nhà đầu tư vàng và chứng khoán vừa ồ ạt bán ra vào sáng 12/6 cho biết: “Thật sự bây giờ đầu tư cái gì cũng bất an. Khi chứng khoán và vàng khó khăn trong việc lướt sóng, kênh đầu tư đang muốn hướng đến là bất động sản”. Tuy nhiên, anh vẫn thăm dò xem thị trường như thế nào mới quyết định.
Chia sẻ tại Hội thảo tổ chức tại TP.HCM mới đây, TS.Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, nói đến BĐS là gồm 3 vấn đề chính: pháp lý, năng lực tài chính và năng lực quản trị của doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố pháp lý doanh nghiệp hoàn toàn bị động. thị trường BĐS Việt Nam phát triển quá nhanh và khung pháp lý chưa theo kịp. Chính việc ách tắc pháp lý dẫn đội vốn đầu tư BĐS, từ đó đội giá bán.
Để tạo điều kiện cho thị trường BĐS và nền kinh tế cả nước cũng như toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía nam hồi phục và tăng trưởng trở lại mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM đề xuất, các doanh nghiệp BĐS không xin hỗ trợ bằng tiền mà chỉ xin Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế chính sách.
Cụ thể, Chính phủ sớm ban hành "Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thi hành Luật Đất đai", trong đó có cơ chế xử lý các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen cài trong dự án nhà ở, để tái khởi động lại hàng trăm dự án nhà ở đang bị ách tắc hiện nay.