Từ trước đến nay, tiền học thêm trong nhà trường đều được đưa ra dựa trên thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Do đó, mỗi trường sẽ thu số tiền học thêm khác nhau nhưng các trường đều tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
Tuy nhiên, trong Thông tư số 29/2024 do Bộ GD&ĐT ban hành nêu ra những nội dung mới với hoạt động thu và quản lý tiền học thêm trong nhà trường. Nội dung mới chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2.
Nhà trường có được phép thu tiền học thêm của học sinh? (Ảnh minh họa)
Điều 7 Thông tư mới quy định, kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sẽ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Tức là nhà trường không được tổ chức thu tiền học thêm của học sinh như trước đây, kinh phí tổ chức dạy thêm sẽ lấy từ ngân sách.
Đồng thời, hoạt động học thêm trong nhà trường chỉ dành cho ba nhóm:
3 đối tượng này thuộc trách nhiệm phải bồi dưỡng, được đưa vào nội dung xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để đáp ứng mục tiêu giáo dục và tuyệt đối không được thu tiền.
Những học sinh thuộc các trường hợp nêu trên nếu muốn tham gia lớp học thêm trong nhà trường phải viết đơn đăng ký học thêm theo từng môn học ở từng khối lớp.
Nhà trường cần căn cứ vào số học sinh đăng kí học thêm để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm đối với từng môn học ở từng khối lớp. Kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm phải được công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường hoặc niêm yết tại nhà trường.
Mỗi lớp không quá 45 học sinh
Điều 5, Thông tư 29/2024 quy định việc xếp lớp, phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm yêu cầu sau: