Cây nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực. Đây là vị thuốc tốt trong Y học cổ truyền. Vậy, uống nước nhọ nồi có tốt không?
Dưới đây là những lợi ích của cây nhọ nồi với sức khỏe.
Cỏ nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận....
Theo tài liệu cổ của Ấn Độ, cỏ nhọ nồi được dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến gan, vàng da và làm thuốc bổ tổng quát, choáng váng, chữa đau răng, chữa chứng lâu tiêu, giúp lành vết thương.
Tại Trung Quốc, toàn cây cỏ nhọ nồi được dùng làm chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, gan to, vàng da, đau lưng.
Uống nước nhọ nồi có tốt không?
Tại nước ta, Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy, cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực cơ tử cung... Vị thuốc này còn được dùng trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị chứng gan to, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương... hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.
Hàng ngàn năm qua, con người đã sử dụng loại thảo mộc này để chữa bệnh mà không gặp tác dụng phụ gì. Các thành phần hóa học nổi bật trong nhọ nồi phải kể đến là các axit hữu cơ, chất tannin, chất chống oxy hóa flavonoid, saponin, iso flavonoid, glycosides triterpene…
Uống nước sắc từ lá nhọ nồi hai lần mỗi ngày sẽ giúp tiêu diệt cảm giác khó chịu ở bụng, hỗ trợ nhu động ruột và trị táo bón. Ngoài ra, uống lá nhọ nồi còn giúp giảm đau ở người bị bệnh trĩ.
Để tăng cường sức khỏe gan, bạn hòa 10ml nước ép cỏ mực với 20ml sữa chua và một ít tiêu đen để uống trong bữa ăn sáng.
Để trị các bệnh về lá lách, bạn vắt 1 tách nước ép cỏ mực; thêm nửa thìa cà phê bột quế và nửa thìa cà phê bột bạch đậu khấu (thảo quả). Hỗn hợp này uống 2 lần mỗi ngày.
Để dùng cây nhọ nồi hạ sốt, bạn giã lá để lấy nước cốt và uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa. Nếu thấy đắng thì cho thêm đường.
Một phần bã lá nhọ nồi bạn đem đắp lên trán. Phần còn lại thì để trong vải xô rồi xoa lên nách, bẹn, gan lòng bàn tay, bàn chân để hạ sốt.
Theo các chuyên gia, cỏ nhọ nồi tuy tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau:
Đặc biệt việc kết hợp nhiều loại dược liệu cần có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tương tác gây dị ứng, tác dụng phụ không mong muốn.
Các thông tin trên đây cung cấp thông tin giải đáp câu hỏi "Uống nước nhọ nồi có tốt không?". Nếu bạn cần sử dụng cây nhọ nồi thì cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.