Kể cả trẻ em khỏe mạnh đôi khi hơi thở vẫn có “mùi” khó chịu. Nếu mùi này biến mất sau khi vệ sinh răng miệng thì là bình thường. Còn nếu không, cha mẹ nhất thiết phải biết đích xác "thủ phạm" ở đâu vì rất có thể sức khỏe con bạn đang bị đe dọa.
Hơi thở trẻ có mùi hôi bất thường là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
1. Các bệnh về răng miệng
Theo các bác sĩ nhi khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng hôi miệng ở trẻ, nhưng phần lớn các trường hợp đều liên quan đến việc vệ sinh răng miệng kém. Các loại vi sinh vật trú ngụ trong khoang miệng sẽ phân hủy axit amin hoặc axit béo có trong thức ăn thừa ở các kẽ răng hay nước bọt của trẻ, để tạo thành hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi gây ra mùi hôi khó chịu.
Miệng của trẻ có mùi hôi bất thường cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh sau:
2. Các bệnh về Mũi- xoang
Sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc sau giờ ăn sáng mà vẫn thấy hơi thở của trẻ có mùi hôi cực kỳ khó chịu, rất có thể con bạn đang mắc phải những bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang…
Khi bị viêm xoang thì khoang mũi sẽ nhiễm trùng tạo ra những ổ mủ. Dịch mủ tích tụ lâu ngày sẽ theo họng chảy xuống đường hô hấp bên dưới và khiến trẻ thở ra mùi hôi khó chịu. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hơi thở của bé sẽ thơm tho trở lại.
Một số bé có dị vật kẹt trong mũi như mẩu đồ ăn thừa, đồ chơi…cũng gây nên mùi hôi khó chịu cho hơi thở. Triệu chứng đi kèm với hôi miệng là chảy nước mũi khá nhiều, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
3. Bệnh họng
Viêm họng, viêm amidan, nặng hơn là nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, cúm, viêm tiểu phế quản… cũng có thể là nguyên nhân làm hơi thở của bé có mùi. Khi hệ hô hấp của trẻ bị vi khuẩn xâm hại sẽ sinh ra chất nhày và các vi khuẩn ăn tế bào, gây hôi miệng.
Nhiều phụ huynh khi phát hiện hơi thở của con có mùi hôi bất thường đã sớm đưa đi kiểm tra hệ hô hấp và phát hiện kịp thời triệu chứng của bệnh viêm họng, viêm amidan…
Ngoài ra, việc ngạt mũi, tắc mũi sẽ buộc trẻ phải thở bằng miệng, dẫn đến khô miệng đồng thời tạo cơ hội cho vi khuẩn gây mùi sinh sôi. Ngay cả khi amidan không viêm thì các mảnh vụn thức ăn cũng có thể mắt kẹt ở đây, làm hơi thơ của bé có mùi khó chịu.
4. Bệnh đường tiêu hóa
Nếu phát hiện hơi thở của con có mùi chua, mùi tanh kèm theo đó là triệu chứng nôn trớ sau ăn, biếng ăn, rất có thể em bé của bạn đang mắc các chứng bệnh liên quan đến dạ dày hoặc bé bị trào ngược dạ dày. Hơi thở có mùi chua là dấu hiệu trẻ bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Mùi tanh là dấu hiệu hệ trao đổi chất của trẻ có vấn đề.
5. Bệnh gan
Hơi thở của trẻ có mùi hôi nồng giống như mùi trứng thối nghĩa là chức năng gan của trẻ đang gặp vấn đề. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
6. Bệnh đái tháo đường
Những trẻ mắc bệnh đái thái đường type-1 hơi thở sẽ thường có mùi như mùi táo thối do máu không lưu thông bình thường.
Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy hơi thở con mình có những mùi hôi bất thường
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ bị hôi miệng không phải do bệnh lý mà do thói quen mút tay, ngậm ti giả.... Các vi khuẩn sẽ đi vào khoang miệng và làm hơi thở của trẻ có mùi hôi bất thường.
Trong hầu hết các trường hợp, vệ sinh răng miệng, tay chân sạch sẽ, đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa mùi hôi khó chịu ở miệng trẻ đến 70%. Nếu như đã thử hết mọi cách mà hơi thở khó chịu vẫn ghé thăm trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám y tế kiểm tra càng sớm càng tốt vì chắc chắn sức khỏe con bạn đang gặp vấn đề.
Cuối cùng, đừng làm trẻ phải ngượng ngùng vì hơi thở của mình. Hãy coi đó là một điều hết sức bình thường, cho dù đôi khi nó có thể gây một chút rắc rối cho đứa con của bạn.