Trung Quốc đã đặt mục tiêu có 6 tàu sân bay trong lực lượng hải quân, chia thành 3 hạm đội. Với cấu trúc như vậy, trong mỗi hạm đội, một tàu sân bay có thể được triển khai tích cực trong khi tàu sân bay còn lại sẽ trải qua quá trình bảo dưỡng, trang bị lại và huấn luyện thủy thủ đoàn. Điều này cho thấy Trung Quốc đang từng bước tham gia vào cuộc đua phát triển tàu sân bay với Mỹ.
Quy mô tàu sân bay của Mỹ và Trung Quốc
Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã sở hữu 3 tàu sân bay bao tàu Phúc Kiến, Liêu Ninh và Sơn Đông. Trong đó, tàu Liêu Ninh và Sơn Đông chỉ có các đội máy bay chiến đấu nhỏ, với 18-24 máy bay chiến đấu J-15 cho Liêu Ninh và khoảng 28 máy bay cho Sơn Đông. Việc bổ sung tương đối ít máy bay chiến đấu có thể khiến các hạm đội rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về phòng thủ và tấn công, khi đặt ra những hạn chế về số lượng các cánh không quân tương ứng mà Liêu Ninh và Sơn Đông có thể dành riêng cho tấn công hoặc phòng thủ.
Năm 2022, Trung Quốc ra mắt tàu sân bay thế hệ mới nhất mang tên Phúc Kiến. Xinhua thời điểm đó cho biết tàu sân bay Phúc Kiến có lượng giãn nước hơn 80.000 tấn. Theo mạng Liên hợp Buổi sáng của Hong Kong, tàu dài 316m (dài gần bằng tàu sân bay hạt nhân lớp Gerald R. Ford của Mỹ - dài 333m), có sàn đáp thẳng rộng 76m. Để phóng máy bay, tàu Phúc Kiến không sử dụng công nghệ phóng mới nhất hiện nay là phóng điện từ. Cần lưu ý, Trung Quốc là nước thứ hai trên thế giới sử dụng công nghệ này sau Mỹ. Mỹ trước đó đã ứng dụng công nghệ phóng điện từ cho tàu sân bay USS Gerald R. Ford, nhưng công nghệ phóng điện từ này của Mỹ cũng chưa thực sự hoàn thiện.
Tàu sân bay Phúc Kiến. (Ảnh: Weibo)
Tàu Phúc Kiến được lắp đặt 3 bộ thiết bị phóng điện từ, có thể chở khoảng 50 máy bay. Ngoài chiến đấu cơ J-15, tàu còn chở máy bay cảnh báo sớm KJ-600, máy bay tàng hình J-35, máy bay không người lái GJ-11 (hoặc máy bay không người lái tàng hình CH-7 đang được thử nghiệm).
Tàu Phúc Kiến cũng là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được thiết kế và đóng hoàn toàn bởi công nghệ nội địa. Đây là tàu sân bay truyền thống lớn nhất trong lịch sử, theo nhà quan sát quân sự Nga Vasily Kashin.
Theo các nhà quan sát quân sự, xét về quy mô, Hải quân Trung Quốc lớn hơn so với Hải quân Mỹ nhờ tốc độ sản xuất và hiện đại hoá tàu của các doanh nghiệp Bắc Kinh. Lầu Năm Góc trong những năm gần đây cũng đã “để mắt” tới các hoạt động này của phía Trung Quốc.
Dù vậy, đến thời điểm hiện tại, Hải quân Mỹ vẫn sở hữu nhiều tàu sân bay và vũ khí có khả năng huỷ diệt cao hơn. Hiện tại Mỹ đã có 11 tàu sân bay, bao gồm10 tàu sân bay lớp Nimitz và 1 tàu sân bay lớp Ford. Tất cả đều chạy bằng năng lượng hạt nhân và thường có hàng chục máy bay trên tàu như tiêm kích F/A/-18E/F Super Hornet, tiêm kích đa nhiệm F-35C và trực thăng Seahawk.
Trong đó, tàu sân bay lớp Ford được trang bị những công nghệ cho phép chúng có thể song hành với thời gian, chẳng hạn như có máy phóng điện từ giúp phóng những máy bay không người lái nhỏ, nhẹ. Bên cạnh đó, con tàu còn có khả năng tạo ra năng lượng để cung cấp cho những loại vũ khí cần sử dụng nhiều năng lượng.
Hiện tại, 10 chiếc được phân bố tại các vùng biển khác nhau trên khắp nước Mỹ, duy chỉ có tàu sân bay USS Ronald Reagan được đặt tại căn cứ ở Yokosuka, Nhật Bản.
Đáng chú ý, Mỹ luôn có ít nhất 3 tàu sân bay hoạt động trên biển toàn thời gian và việc triển khai này diễn ra luân phiên. Khi không được triển khai, các tàu sân bay sẽ trải qua quá trình đại tu và hiện đại hóa kéo dài.
Tham vọng phát triển tàu sân bay của Trung Quốc
Hồi tháng 4, chuyên trang quân sự Trung Quốc East Pendulum cũng đã công bố hai hình ảnh lấy từ nhà máy đóng tàu Giang Nam, được cho là phác họa thiết kế của tàu sân bay thế hệ mới Type 004 của Trung Quốc đang trong quá trình phát triển bên cạnh tàu sân bay Phúc Kiến.
Dù chưa hoàn thiện nhưng Type 004 vẫn thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia. Theo East Pendulum, các hình ành phác hoạ cho thấy Type 004 g có một số điểm tương đồng với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Ford của Mỹ và tàu sân bay thế hệ mới chạy năng lượng hạt nhân mà Pháp cũng đang phát triển. Việc sử dụng hạt nhân sẽ khiến tàu mới của Trung Quốc có tầm hoạt động gần như không bị giới hạn, bên cạnh việc cung cấp lượng điện cần thiết cho các hệ thống vũ khí, cảm biến thế hệ mới.
Ảnh phác hoạt thiết kế của tàu Type 004 chạy năng lượng hạt nhân của Trung Quốc. (Ảnh: East Pendulum)
Ngoài ra, dựa trên bản vẽ, các chuyên gia cho rằng Type 004 có thể được trang bị hệ thống hỗ trợ cất cánh và hạ cánh CATOBAR giống như tàu Phúc Kiến. Đây là hệ thống mới thường được trang bị cho các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, giúp tàu sân bay hỗ trợ được nhiều máy bay chiến đấu cất cánh cùng lúc.
East Pendulum chưa xác định được quá trình phát triển tàu Type 004 đã tới giai đoạn nào. Tuy nhiên, điều này cho thấy Trung Quốc đang từng bước tham gia cuộc đua phát triển quy mô lực lượng tàu sân bay của mình với các tàu ngày càng có năng lực tác chiến cao hơn như Type 004 hay chiếc Phúc Kiến.
Dù vậy, một trở ngại có thể trông thấy là hiện tại công nghệ chế tạo động cơ dùng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc vẫn còn kém xa Mỹ. Cụ thể, lò phản ứng hạt nhân module nhỏ Linglong One của Trung Quốc, vốn là lò phản ứng tiên tiến nhất của nước này, cần được tiếp nhiên liệu 2-3 năm một lần. Trong khi đó, với lò phản ứng trên tàu sân bay lớp Ford có thể hoạt động liên tục trong gần 50 năm. Các chuyên gia cũng lưu ý thêm rằng việc phát triển tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân vốn phải quá trình có thể thực hiện một cách “nóng vội” do các lý do an toàn và khoa học.
Vì sao các nước muỗn phát triển tàu sân bay?
Các tàu sân bay gần như không có vũ khí, đơn thuần chỉ là sân bay nổi và sức mạnh thực sự của chúng nằm ở phi đội máy bay. Cũng bởi lý do này mà tàu sân bay tồn tại như một thế lực thống trị trên biển.
Theo thời gian, với sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không, các hãng vận tải đã tích hợp những công nghệ mới nhất từ piston đến động cơ phản lực cho tàu sân bay. Các nhà phát triển cũng thêm bom, ngư lôi và các vũ khí dẫn đường bằng GPS hoặc vũ khí laser cho con tàu.
Tàu sân bay Gerald R. Ford. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Chuyên gia Craig Hooper - nhà phân tích hải quân kiêm Giám đốc điều hành của Nhóm tư vấn Themistocles có trụ sở tại Maryland, nhận xét: “Sự nâng cấp trong năng lực không quân và việc sử dụng rộng rãi những vũ khí không người lái có thể làm thay đổi cuộc chơi, nhưng những vũ khí này sẽ vẫn cần nhiên liệu, đạn dược và sự bảo trì. Điều đó chỉ có thể được cung cấp ở trên biển nhờ một tàu sân bay”.
Các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, tương tự các tàu sân bay mà Mỹ và Pháp vận hành, cũng có nhiều lợi thế nổi bật hơn, bao gồm khả năng di chuyển với tốc độ cao với vận tốc tối thiểu từ 33 hải lý/giờ.
Ngoài ra, tàu sân bay còn có thể lênh đênh trên biển suốt nhiều tháng hoặc nhiều năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Nhờ khả năng này, tàu sân bay có thể nhanh chóng di chuyển đến các điểm nóng trên thế giới và cung cấp khả năng phản ứng nhanh hơn với các cuộc khủng hoảng toàn cầu.