Phát hiện này đã đẩy lùi những ước tính trước đây về thời điểm các nền lục địa phát triển vì nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng, nền lục địa xuất hiện cách đây khoảng 2,5 tỷ năm. Nền lục địa là lớp vỏ lục địa đã tồn tại qua các lần sáp nhập và chia tách các lục địa và siêu lục địa trong ít nhất là 500 triệu năm.
Lục địa đầu tiên trên Trái đất có thể đã xuất hiện khoảng 3,2-3,3 tỷ năm trước. (Ảnh minh họa: Live Science)
“Không có gì chắc chắn rằng các lục địa đã nổi lên trên mực nước biển từ 3,4 tỷ năm trước”, Ilya Bindeman, giáo sư địa chất tại Đại học Oregon, cho biết. Các nhà khoa học đã tìm thấy đá trầm tích hình thành từ các mảnh vỡ của các loại đá khác đã trải qua quá trình xói mòn và phong hóa có từ thời đại đó.
Mặc dù vậy, các nhà địa chất cho rằng, ít nhất một phần của lục địa phải xuất hiện cách đây hơn 3 tỷ năm, nhưng thời gian chính xác và mức độ xuất hiện của chúng vẫn là vấn đề cần nghiên cứu thêm.
Nhóm các khoa học đã chiết xuất các hạt nhỏ của một khoáng chất được gọi là zircon từ đá trầm tích ở Singhbhum. “Chúng tôi lấy zircon ra khỏi đá. Công việc này rất khó khăn vì các hạt zircon có chiều ngang chỉ vài chục micron, kích thước tương tự như cát mịn”, Tiến sĩ Priyadarshi Chowdhury tại Đại học Monash, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Sau khi thu thập zircon, nhóm nghiên cứu đã chiếu tia laser vào các tinh thể để thấy thành phần hóa học của chúng, sử dụng một kỹ thuật gọi là khối phổ.
Uranium phân hủy thành chì, vì vậy bằng cách kiểm tra tỷ lệ uranium với chì trong mỗi mẫu, nhóm nghiên cứu có thể xác định tuổi của các loại đá. Từ đó, họ ước tính rằng toàn bộ thiên thạch trong lục địa đã xuất hiện khoảng 3,2-3,3 tỷ năm trước.