Thịt gà rất ngon và bổ dưỡng. Ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn chứa các vitamin A, B1, B2, C, E, canxi, photpho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa, nhưng ít ai để ý tới việc chọn gà trống hay gà mái để thịt sẽ ngon hơn. Thật ra, vấn đề này tùy vào khẩu vị, cách chế biến.
Thịt gà mái và gà trống mỗi loại có một vị ngon khác nhau. Chất lượng thịt gà còn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, cách chăm sóc, chăn nuôi của từng vùng miền.
Thịt gà mái và gà trống mỗi loại có một vị ngon khác nhau.
Thịt gà mái mềm hơn gà trống, nhất là đối với gà mái tơ. Nếu gà mái đẻ khoảng 1- 2 lứa thì thịt vẫn ngon. Gà mái đẻ nhiều lứa rồi thì thịt sẽ bị dai, nhạt, giảm độ ngon. Nếu gà mái già, phải ninh thịt rất lâu mới có thể ăn được.
Thường gà mái khoảng 1.8 - 2.5kg/con là vừa tầm, nếu dưới 1.8kg nếu luộc thì thịt gà dễ bị bở, mềm quá, ăn sẽ không ngon.
Gà trống chắc thịt hơn so với gà mái, luộc ăn sẽ không mềm như gà mái. Nhưng gà trống khi chế biến các món như thịt gà xào sả ớt, thịt gà kho măng, gà rang muối… lại rất ngon.
Những con gà trống đã đạp mái lâu cũng sẽ rất dai, không khác gì thịt gà mái đẻ 4 - 5 lứa.
Tuy nhiên, ngoài chuyện phục vụ khẩu vị, gà trống còn là lễ vật thắp hương vào những ngày giỗ, lễ tết. Do đó, mọi người sẽ tùy theo sở thích và nhu cầu để chọn. Gà mái luộc hoặc hấp cách thủy sẽ ngon hơn gà trống. Còn gà trống chế biến các món kho hay xào sẽ ngon hơn gà mái.
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, thịt gà là vị thuốc có tên gọi kê nhục. Thịt gà tính ấm, vị ngọt, không độc, có tác dụng bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa các bệnh khác nhau. Đông y tùy theo loại gà và màu lông của gà để sử dụng cho từng chứng bệnh cụ thể.
Thịt gà bổ dưỡng và được dân gian coi là loại thịt khá 'lành'.
Theo Đông y, thịt gà trống có lông đỏ có tác dụng bổ phổi, làm ấm dạ dày, tốt cho người khí hư suy yếu, người có mụn nhọt, lở loét lâu ngày không khỏi, phụ nữ rong kinh, băng huyết...
Thịt gà trống trắng vị hơi chua, chữa được chứng nói cuồng, điều hòa tỳ vị, lợi tiểu, trừ khí độc...
Thịt gà trống đen vị ngọt, tính hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, trừ đau, chữa phong thấp, chân tay tê bại, rất tốt cho người bị gãy xương, người bị tay nạn xương gãy, thịt dập nát...
Thịt gà mái trắng bổ ngũ tạng, nhuận phế, trừ lao, ích thận, chữa chứng tràng tích, kiết lỵ, phụ nữ bị hậu sản hư lao.
Thịt gà mái đen vị hơi chua, có tác dụng an thai, trừ khí độc, sinh huyết, đặc biệt tốt cho người bị phong thấp tê bại, đau bụng, chân tay đau mỏi, gãy xương, phụ nữ bị mụn nhọt.
Thịt gà mái vàng giúp bổ ngũ tạng, trợ dương khí, tiểu rắt, đại tiện ra máu... Đặc biệt, phụ nữ mới sinh nở ăn cháo gà mái vàng rất bổ dưỡng.
Thịt gà là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn. Dưới đây là những người cần hạn chế món này.
Người bị bệnh sỏi thận không nên ăn nhiều thịt gà. Thịt gà là loại thực phẩm rất giàu protein nên sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi.
Nếu ăn thịt gà thường xuyên, họ có thể bị táo bón.
Viêm xương khớp là loại bệnh ngày càng phổ biến. Việc điều trị chủ yếu vẫn là sử dụng các thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và tập luyện cũng góp phần thúc đẩy quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
Sau khi phẫu thuật, việc ăn thịt gà rất dễ dẫn đến hiện tượng sưng, mưng mủ ở vết thương, đồng thời khiến da lâu lành và dễ bị viêm nhiễm hơn. Đặc biệt, các vết thương hở nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ để lại sẹo lồi.
Cũng giống như bệnh nhân sau mổ, người bị bệnh thủy đậu nên kiêng ăn thịt gà, nhất là phần da gà bởi nó rất dễ gây ngứa ở các nốt thủy đậu và để lại sẹo sau khi hết bệnh.
Những người đang mắc bệnh xơ gan cần tránh một số thực phẩm có khả năng làm bệnh nặng hơn, điển hình là thịt gà. Đây là loại thực phẩm tính nóng nên sẽ trợ thấp nhiệt, làm cho chứng thấp nhiệt ở gan nặng thêm, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu.