Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tết quê mình: Món hàng ‘mì xưa’ đầu năm để rước tài lộc không thể thiếu ở Huế

Với người dân miền Trung, đầu năm đi mua "lộc" để cầu một năm may mắn, bình an, đủ đầy, “Lộc” ngoài muối như nhiều nơi, thì với dân cố đô chính là nhánh trầu xanh.

Trầu cau - món hàng "mì xưa" năm mới

Dân gian có câu “đầu năm hái lộc”, nhưng ở Huế họ không hái cây cối ngoài đường mà đi mua lá trầu. Mua thêm cau và vôi để khi kết hợp lại thành màu đỏ, tượng trưng cho năm mới may mắn.

Theo quan niệm của người dân cố đô Huế, ngày mồng 1 Tết mua được lá trầu đẹp, quả cau ngon nghĩa là rước được lộc tốt về nhà. Vì vậy người Huế chọn đây là món hàng mua "mì xưa" (mở hàng) năm mới. 

(Ảnh gốc: Nem)

Người xưa cho rằng, cau trầu biểu trưng cho sự gắn kết, thuận hòa; họ ưa mua cau trầu một phần cũng do Huế 10 cái Tết thì có 8 - 9 cái trời mưa dầm lê thê, lạnh lẽo. Bởi thế ăn cau trầu vào có thể giúp cơ thể ấm áp, thân nhiệt tăng. Trong nhiều lý do, chính sự thích nghi với thời tiết khắc nghiệt, tạo nên tục lệ mua ăn cau trầu đầu năm mới của người Huế.

(Ảnh gốc: KS)

Phiên chợ đầu năm

Từ sáng sớm, người bán tập trung trước cổng chợ hoặc ngã ba đường nơi có đông người qua lại. Hàng được bày trên một cái mẹt gồm trầu, cau, túi nylon, con dao, túi vôi... Lộc thường được bán trong buổi sáng mùng 1. Một số người thường ngày không chuyên buôn bán cũng đặt mẹt cau trầu để bán vào ngày Tết.

 

Hiện nay, chợ Gia Lạc thường họp tại ngã ba làng Nam Phổ, cách cầu Trường Tiền khoảng 3 km, thu hút đông đảo người dân về mua sắm, giao lưu. Lệ thường người đi phiên chợ Gia Lạc mùng 1 Tết sẽ mua một quả cau, một ngọn trầu với mong muốn bình an trong năm mới, sau đó mới mua đặc sản của chợ theo sở thích.

 

Điểm khác biệt của phiên chợ đầu năm chính là người bán không phải chỉ muốn kiếm thêm thu thập và khách hàng thỏa mãn nhu cầu mua sắm, mà tất cả hội tụ về phiên chợ đầu năm để cùng “mua bán” điều may và cầu tài lộc. Cau, trầu được bán với giá đắt hơn nhưng đầu năm ít ai tính toán, so đo. 

Mỗi khi mua lộc đầu năm không ai trả giá, nói tới nói lui sợ mất đi sự thuận lợi, mau mắn. Người bán lộc cũng không nói thách vì: “Bán lộc đầu năm mà nói thách thì chính mình sẽ bị thất lộc”.

(Ảnh gốc: Đại Dương)

Từ khi đời sống khá giả lên, xu hướng đi mua lộc đầu năm ngày càng đông người tham gia; không chỉ người lớn tuổi mà thanh niên 18 – 20 tuổi cũng có. Nhiều ngôi chợ, hàng quán từ thành thị đến nông thôn cũng mở hàng bán buôn từ sáng sớm mùng 1 Tết, không đợi “coi ngày” mở hàng như trước đây nữa. 

Nhiều nơi ngoài mua bán mặt hàng “lộc” quen thuộc còn bày bán thêm sản vật địa phương như mía lùi, chè lá, rau tươi, tôm cá... trong phiên chợ đầu năm mới. Mong cầu may mắn, an lành, công việc phát đạt, tục lệ mua lộc đầu năm đã được người Huế giữ gìn và trở thành truyền thống đầu năm mới.

 

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới