Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tết Nguyên đán có ý nghĩa thế nào với người châu Á?

(VTC News) -

Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước châu Á cũng có ngày Tết Nguyên đán gắn liền với lễ hội và những lời chúc tốt đẹp đầu năm mới.

Tết Nguyên đán (hay còn có tên khác là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á.

Vì Tết tính theo Âm lịch nên Tết Nguyên đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/1 Dương lịch và sau ngày 19/2 Dương lịch mà rơi vào giữa những ngày này. Dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mùng 1/1 âm lịch tại Việt Nam và một vài nước khác ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore.

Tết Âm lịch được tổ chức ở nhiều nước châu Á. (Ảnh: Internet)

 

Đầu xuân trên khắp mọi miền tổ quốc, người dân Việt Nam có phong tục dâng hương cúng lễ tổ tiên ông bà, thăm hỏi bà con hàng xóm và những người thân để chúc mừng một năm mới gặp nhiều may mắn, an khang thịnh vượng. Vào dịp Tết, người miền Bắc và miền Trung sẽ sắm đào, quất; người miền Nam chơi mai vàng.

Tết Nguyên đán là dịp mỗi thành viên đều mong chờ để được đoàn tụ với gia đình. (Ảnh: Internet)

Tại Hàn Quốc, Tết cổ truyền được gọi với cái tên Seollal – là dịp lễ truyền thống quan trọng nhất. Vào những ngày đầu năm mới, người dân Hàn Quốc sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống Hanbok đa dạng màu sắc, làm những nghi lễ cúng bái tổ tiên vào mùng 1 và ăn món tteokguk.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc sẽ có rất nhiều các nghi lễ cổ truyền được tổ chức. Ở một số nơi, họ còn chào đón năm mới bằng cách đi thăm bãi biển phía Đông - nơi có thể nhìn ngắm những tia nắng đầu tiên của mặt trời.

Ngày Tết ở Hàn Quốc.

Ngày Tết ở Trung Quốc cũng giống như Việt Nam, người dân Trung Quốc trên khắp thế giới kéo về quê ăn tết đoàn tụ với gia đình. Trước ngày Tết, họ cũng làm vệ sinh nhà cửa để xóa đi xui xẻo và mua những cành đào vì đào tượng trưng cho tài lộc.

Họ cũng chia ra mùng 1 là cầu rước thần linh, mùng 2 là tôn thờ các loại chó và cho chúng ăn thật no, mùng 3, 4 là con rể sang nhà chào hỏi ba mẹ vợ, mùng 5 là tất cả mọi người phải ở nhà đón thần tài…

Ở Mông Cổ, ngày Tết cổ truyền được gọi là ngày Tsagaan Sar hoặc tết Tháng Trắng. Với người dân Mông Cổ-Tsagaan Sar là lễ hội báo hiệu kết thúc một mùa đông kéo dài, lạnh lẽo và chào đón mùa xuân ấm áp tươi vui, đây còn là dịp để gia đình và mọi người cùng nhau quân quần bên mâm cơm gia đình ấm cúng, hạnh phúc.

Một dịp Tết Tsagaan Sar của người Mông Cổ.

Trong ngày lễ, người dân thường tụ họp lại trong nhà của người già nhất vùng để trao đổi các món quà cho nhau, đặc biệt là trẻ em. Sau đó, họ sẽ cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống như: Cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng…Những người phụ nữ trong gia đình thường trữ một số lượng lớn bánh buuz để sử dụng nhiều ngày.

Tại Singapore, Tết Nguyên đán tổ chức cùng với thời điểm Tết cổ truyền ở Việt Nam, lễ hội mùa xuân tại Singapore diễn ra gồm 3 sự kiện chính đó là: Lễ hội đón năm mới tại khu phố người Hoa, lễ diễu hành Chingay và lễ hội River Hongbao.

Trong dịp lễ Tết này tại Singapore, du khách có thể tham gia nhiều trò chơi và thoải mái mua sắm tại các phiên chợ của người Hoa. Cùng với sự giao thoa văn hóa các nền dân tộc quanh khu vực nên đến Singapore dịp đầu năm, du khách còn được nhận những phong bao lì xì...

Hạ Vũ (Tổng hợp)

Tin mới