Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Quizz: Tên lửa SAM-2 bắn rơi bao nhiêu B-52 ở Điện Biên Phủ trên không?

(VTC News) -

Trong hai cuộc chiến tranh của Mỹ phá hoại miền Bắc (1965 - 1968 và 1972), bộ đội tên lửa dùng SAM-2 đánh 3.542 trận, bắn rơi nhiều máy bay của đối phương.

1. Bộ đội tên lửa của Quân chủng Phòng không - Không quân sử dụng tên lửa SAM-2 bắn rơi máy bay Mỹ nào đầu tiên?

  • A

    F-4C Phantom II

    Theo Quân chủng Phòng không - Không quân, ngày 24/7/1965, Trung đoàn tên lửa 236 (Trung đoàn tên lửa phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam) có trận đánh đầu tiên. Ngay trong trận đầu, bộ đội tên lửa của Việt Nam đã lập công lớn khi bắn hạ tốp 4 máy bay F-4C của không quân Mỹ, một chiếc rơi tại chỗ, bắt sống một giặc lái.

  • B

    B-52D Stratofortress

  • C

    F-105D Thunderchief

  • D

    F-100 Super Sabre

2. Tên lửa SAM-2 có tầm bắn hiệu quả bao nhiêu km?

  • A

    30 km

    SAM-2 (tên lửa đất đối không kiểu 2) là tên gọi mà các quốc gia phương Tây đặt cho loại tên lửa S-75 Dvina do Liên Xô chế tạo. Tên lửa SAM-2 có tầm tấn công hiệu quả ở cự ly tới 30 km, tầm bắn tối thiểu 8 km, độ cao đánh chặn từ 450 m đến 25.000 m.

  • B

    45 km

  • C

    120 km

  • D

    300 km

3. Bộ đội tên lửa đã dùng SAM-2 bắn hạ bao nhiêu “pháo đài bay” B-52 của không quân Mỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không?

  • A

    34 chiếc

  • B

    27 chiếc

    Theo báo Quân Đội Nhân Dân, trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, 14 tiểu đoàn tên lửa SAM-2 bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng đã bắn rơi 27 máy bay B-52. Đến nay, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới sử dụng tên lửa SAM-2 bắn rơi máy bay ném bom chiến lược B-52 của không quân Mỹ.

  • C

    60 chiếc

  • D

    74 chiếc

4. Kíp chiến đấu trên xe chỉ huy thuộc tổ hợp tên lửa phòng không SAM-2 có bao nhiêu người?

  • A

    4 trắc thủ

  • B

    5 trắc thủ

    Kíp chiến đấu tên lửa trên xe chỉ huy SAM-2 thường gồm 5 người: 1 chỉ huy, 1 sĩ quan điều khiển và 3 vị trí phương vị, góc tà, cự ly. Ngoài ra còn các vị trí khác trên các bệ phóng tên lửa được bố trí xung quanh xe chỉ huy và đài radar.

  • C

    2 trắc thủ

  • D

    3 trắc thủ

5. Tổ hợp tên lửa phòng không SAM-2 được quân đội Liên Xô trang bị năm nào?

  • A

    Năm 1965

  • B

    Năm 1957

    Quân đội Liên Xô bắt đầu đưa vào trang bị tên lửa SAM-2 (S-75) năm 1957. Ngày 1/5/1960, lực lượng phòng không Liên Xô lần đầu tiên sử dụng SAM-2 bắn rơi một máy bay Mỹ (máy bay trinh sát U-2) ở độ cao 20.000 m tại Sverdlovsk.

  • C

    Năm 1950

  • D

    Năm 1960

6. Đầu đạn phân mảnh nặng gần 200 kg của tên lửa SAM-2 mang theo bao nhiêu mảnh đạn?

  • A

    1.000 mảnh

  • B

    7.000 mảnh

  • C

    5.000 mảnh

  • D

    12.000 mảnh

    Đầu đạn V-750 phân mảnh của SAM-2 có thể mang theo 12.000 mảnh, chứa 200 kg thuốc nổ có tốc độ bay đạt Mach 3 (3.675 km/h). Bán kính tiêu diệt mục tiêu của V-750 khoảng 65 m (ở độ cao lớn, khí quyển loãng, bán kính tiêu diệt mục tiêu có thể lên đến 250 m).

7. Tên lửa SAM-2 được đặt theo tên con sông nổi tiếng nào của Nga?

  • A

    Sông Đông

  • B

    Sông Moskva

  • C

    Sông Dvina

    Tên của SAM-2 (S-75) được đặt theo tên dòng sông Dvina (Двина) ở miền Bắc nước Nga. Con sông chảy qua Vologda, Arkhangelsk vào vịnh Dvina của biển Trắng thuộc Bắc Băng Dương.

  • D

    Sông Volga

8. Từ năm 1965 đến 1972, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam bao nhiêu tên lửa SAM-2?

  • A

    7.658 tên lửa

    Theo báo Quân Đội Nhân Dân, từ năm 1965 đến 1972, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam 95 tổ hợp tên lửa phòng không SA-75 Dvina (SAM-2) và 7.658 tên lửa. Kể từ trận đầu xuất quân ngày 24/7/1965, trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ (1965 - 1968 và 1972), các đơn vị tên lửa SAM-2 đã đánh 3.542 trận; phóng 5.885 quả đạn; bắn rơi 788 máy bay Mỹ.

  • B

    5.658 tên lửa

  • C

    2.658 tên lửa

  • D

    3.658 tên lửa

9. Bộ đội tên lửa và các chuyên gia Liên Xô đã thực hiện bao nhiêu cải tiến kỹ thuật trên tên lửa SAM-2 để đánh máy bay B-52?

  • A

    10

  • B

    8

  • C

    6

  • D

    4

    Theo Quân chủng Phòng không - Không quân, cải tiến tên lửa SAM-2 được Bộ đội tên lửa đưa ra nhằm kịp thời đối phó với nhiều thủ đoạn luôn thay đổi của địch để bắn rơi chúng. Các chiến sĩ đã cùng chuyên gia Liên Xô đề xuất nội dung cải tiến ở những góc độ sau đây: Cải tiến chống nhiễu vô tuyến do máy bay địch gây ra; Cải tiến chế độ bắn thấp; Cải tiến đầu nổ đạn tên lửa và Cải tiến thiết bị xác định phần tử phóng.

Trà Khánh

Tin mới