Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tận mục 'kho vàng trắng' của bầu Đức

(VTC News) - Tận mục xem "kho vàng trắng" của bầu Đức tại Attapeu (Lào) mới hiểu vì sao bầu Đức sớm "rũ bỏ" BĐS, thủy điện...

Phải chạy ô tô khoảng 25km từ Km31 Attapeu Lào để vào được khu nông trường bạt ngàn mía, cao su - kho vàng trắng của bầu Đức.

Đường xá đi lại khá thuận tiện

Hiện nay, tại Attapeu, bầu Đức có khoảng 10.000 ha mía. Cây mía ở đây phát triển tốt và cho năng suất cao.

Sau nhiều thử nghiệm, bầu Đức chọn giống mía của Thái Lan.

Với việc ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel, mía có thể trồng ngay trong mùa khô, có trữ lượng đường lớn. Năng suất mía bình quân của Hoàng Anh Attapeu lên đến 120 tấn/ha trong khi năng suất bình quân của thế giới là 80-90 tấn/ha và tại Việt Nam là 64 tấn/ha. Trung bình lượng nước nhỏ giọt đều đặn 2 lít/ngày.

Với chiếc mũ tai bèo, tự lái xe đi vào những nơi khắc nghiệt nhất của nông trường, tìm hiểu từng khóm mía, kiểm tra công nghệ tưới, bầu Đức đã thực sự từ bỏ bất động sản để trở thành một 'đại gia nông dân'

Điểm thuận lợi cho vùng trồng mía, cao su và dầu cọ dừa của bầu Đức tại Attapeu là khu vực này được bao quanh bởi 4 con sống lớn nhất của Lào. Cứ 500ha bầu Đức lại cho xây một hồ điều hòa, cung cấp nước cho các vùng nguyên liệu.

Lý giải cho việc năng suất mía đường cao, bầu Đức cho hay: Rất đơn giản, do áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, nước được hòa tan phân bón được bơm đến từng khóm mía, tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho cây mía.

Với khoảng 12.000 ha mía đường đang vào vụ thu hoạch, nhà máy chế biến mía đường của Hoàng Anh Gia Lai tại Attapeu có chạy suốt 6 tháng hết công suất 7.000 tấn/ngày.

Với công suất 7.000 tấn/ngày, nhà máy mía đường này đúng ra phải sử dụng đến 5.000 công nhân để vận hành, tuy nhiên do sử dụng hệ thống máy móc, thiết bị cực kì hiện đại nên số lượng công nhân ở đây rất ít.

Việc chế biến mía được tự động hóa giảm tối đa lao động phổ thông

Cụm công nghiệp mía đường Hoàng Anh Attapeu được đầu tư 87 triệu USD bao gồm vùng nguyên liệu 12.000 ha, nhà máy chế biến đường 7.000 tấn mía/ngày, nhà máy nhiệt điện 30MW, nhà máy phân bón và nhà máy chế biến ethanol.

Bầu Đức cho biết, đường tại nhà máy mía đờng Attapeu sản xuất ra giá thành chỉ dưới 5.000 đồng/kg.

Đường thành phẩm của Hoàng Anh Gia Lai được xuất đi Campuchia, Lào, qua đường trung chuyển Thái Lan sang các nước trên thế giới, một phần qua Trung Quốc

Dự kiến nếu được Chính phủ thông qua, Hoàng Anh Attapeu sẽ xuất vào VN khoảng 30.000 - 40.000 tấn đường cho nhà máy đường Biên Hòa.

Do ngay từ khi xây dựng nhà máy ép mía này, bầu Đức đã xác định đầu tư thiết bị công nghệ cao do vậy hiệu suất thu hồi đường rất cao. Một tấn mía nguyên liệu có thể sản xuất được 130kg đường. Từ năng suất, chất lượng mía, cộng thêm hiệu suất thu hồi đường cao nên giá thành đường thành phẩm sản xuất tại nhà máy mía đường Hoàng Anh Attapeu thấp.

Ngay bên cạnh nhà máy mía ép là nhà máy nhiệt điện 30MW. Điện tại nhà máy được sản xuất tận dụng từ bã mía và nhà máy ép mía đường chỉ tiêu thụ hết 5-6M/năm. Số còn lại được bán cho chính phủ Lào với giá khaorng 6 cent/kWh

Bên cạnh diện tích trồng mía, tại Attapeu, Hoàng Anh Gia Lai trồng gần 50.000 ha cao và cọ dầu

Thường khi trồng cao su, người ta chỉ đào hố sâu đến 60cm. Tuy nhiên, ở đây hố được khoan sâu tới 1,2m. Hố sâu, rễ cây sẽ ăn sâu, hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và lại còn được tưới nước suốt trong những tháng mùa khô.

Những cánh rừng cao su bạt ngàn quanh năm xanh lá do được tưới bằng công nghệ tưới nhỏ giọt bù áp Israel nên cho mủ quanh năm.

Ông Phan Thanh Thủ - Giám đốc Cao su Hoàng Anh Attapeu cho hay: Trung bình tại Attapeu tổng chi phí đầu tư cho 1ha cao su là 5.000 USD, trong đó riêng công nghệ tưới nhỏ giọt bù áp chiếm 1.000 USD.

Cây cao su ở đây chỉ 4,5- 5 năm là có thể khai thác. Bình quân 1ha cao su khoảng 500 cây, cạo mủ theo công thức 3D (3 ngày cạo một nhát), năng suất của cao su Hoàng Anh Attapeu đạt 3 tấn/ha.

Bình quân 1 cây cao su cho gần 2 lạng mủ.

Nhà máy chế biến mủ cao su Hoàng Anh – Attapeu với diện tích 5 ha, công suất 25.000 tấn/năm, sản phẩm chính là cao su mủ khối SVR10. Tổng giá trị đầu tư xây dựng nhà máy là 9 triệu USD. Cũng như nhà máy mía đường, nhà máy chế biến mủ cao su của bầu Đức được đặt ngay cạnh vùng nguyên liệu

Cao su đen của nhà máy chế biến mủ cao su Hoàng Anh Attapeu được tư vấn từ các khách hàng chuyên sản xuất lốp ô tô như Michelin (Pháp), Dunlop và Bridgestone (Nhật Bản).

Bầu Đức bắt đầu đầu tư cây cao su ở Attapeu từ năm 2008, và kể từ giai đoạn này về sau, người ta nói rằng, bầu Đức chỉ việc ngồi đếm tiền do hiệu suất lợi nhuận từ cây cao su và mía đường rất lớn

Tổng số tiền mà bầu Đức đầu tư tại Lào lên đã lên đến 1 tỷ USD. Với những gì bầu Đức cùng tập đoàn HAGL đã và đang làm đã đổi thay bộ mặt của tỉnh Attapeu nói riêng và đất nước Lào nói chung. Hiện nay, GDP của Attapeu đã tăng khoảng 300% so với năm 2008 khi bầu Đức có mặt tại đây để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Nguồn:

Tin mới