Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Tác hại của nhảy dây sai kỹ thuật bạn cần biết

(VTC News) -

Nhảy dây với cường độ phù hợp sẽ cho người tập cơ thể dẻo dai, săn chắc, nhưng nếu nhảy dây không đúng kỹ thuật sẽ mang lại tác hại khó lường.

Theo Health Usnews, như tất cả những bài tập thể dục khác, khi nhảy dây quá lâu, quá nhiều so với thể trạng của cơ thể, hoặc nhảy sai kỹ thuật sẽ gây phản tác dụng.

Tác hại của nhảy dây sai kỹ thuật

Đau khớp

Khi bạn nhảy dây sai kỹ thuật có thể dẫn đến đau khớp. Cơn đau từ các khớp sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu tập luyện của bạn. Ngoài ra, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng nếu mức testosterone của bạn bị suy giảm.

Trong trường hợp đó, bạn có thể mất nhiều thời gian để phục hồi. Như vậy, để tránh những chấn thương nặng, bạn nên điều chỉnh kỹ thuật luyện tập phù hợp.

Chấn thương gân cẳng chân

Chấn thương này thường phát sinh khi bạn tập luyện cường độ cao, đặc biệt là tập nhảy dây. Khi bạn cố nhảy dây quá giới hạn thể chất của bản thân, khả năng cao sẽ dẫn đến chấn thương ống chân. Chấn thương này sẽ làm bạn đau nhói dọc theo xương ống quyển, một tác dụng phụ khác là sưng nhẹ ở cẳng chân.

Gãy xương

Khi nhảy dây quá sức, xương cẳng chân của bạn sẽ phải chịu trọng lượng nặng. Điều này sẽ dẫn đến những vết nứt nhỏ lên phần xương của bạn. Nếu xương cẳng chân của bạn yếu, khả năng cao bạn có thể bị gãy xương do căng thẳng.

Bong gân gót chân

Gân gót chân là phần gân chịu trách nhiệm vận động lớn. Việc nhảy dây quá sức có thể tạo áp lực cho gân gót chân, Từ đó gây đau và viêm nhiễm ở phần bàn chân của bạn.

Nhảy dây với cường độ phù hợp sẽ cho người tập cơ thể dẻo dai, săn chắc. (Ảnh minh hoạ)

Lưu ý khi nhảy dây

Bạn hãy khởi động thật kỹ, đó là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ bài tập thể dục nào không riêng gì nhảy dây. Trước khi tập luyện, bạn cần vận động kỹ các khớp gối, hông đặc biệt là các vị trí có thể bị tác động nhiều như cổ tay, cánh tay, cổ chân, gối để tránh những chấn thương có thể xảy ra trong lúc luyện tập.

Người tập nên nhảy dây đúng cách với tốc độ tăng dần, không nên nhảy dây trong thời gian kéo dài hay với tốc độ cao ngay trong ngày đầu tiên tập luyện.

Khi mới bắt đầu, bạn nên luyện tập với tốc độ vừa phải (khoảng 60-70 lần/phút), thời gian ngắn (2-3 phút) và tăng dần lên ở những ngày tập luyện sau đó.

Bạn nên điều khiển chân, khớp gối bật ở độ cao vừa phải theo đúng hướng dẫn nhảy dây đúng cách. Yếu tố quan trọng là cần duy trì thời gian tập, tập càng lâu sức bền của các cơ càng tốt.

Một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bài tập nhảy dây là không nên nhảy dây khi bạn đang quá đói hoặc quá no. Hãy nghỉ ngơi sau khi ăn khoảng 1 tiếng 30 phút rồi mới tập nhảy dây, đồng thời nên tập vừa sức và nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt. Bạn cũng chú ý không nên nhảy dây khi quá đói vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.

Sau khi nhảy dây xong bạn nên thả lỏng người, đi bộ nhẹ nhàng cho các mạch máu lưu thông xuống từ từ. Bạn cần tuyệt đối không được ăn hay uống ngay sau khi vừa tập xong.

Thời gian này, cơ thể bạn đã tiêu hao rất nhiều năng lượng, vì vậy nhu cầu nạp thức ăn rất cao, nếu bạn đáp ứng thì việc mong muốn giảm cân của cơ thể bạn sẽ không được như mong đợi.

Bạn nên nhảy dây đúng cách trên sàn gỗ và tốt nhất là mang theo giày mềm để tránh gây ra những tổn thương đến các khớp ở bàn chân.

Tập luyện vừa sức thời gian đầu, sau tăng dần khối lượng và thời gian tập nhằm đạt hiệu quả giảm cân, chân thon và tăng chiều cao cao hơn.

AN BÌNH (Tổng hợp)

Tin mới