Ngô có rất nhiều ứng dụng như luộc, nướng, xào, làm salad, nấu súp, xay bột để làm bánh, làm bột chiên... Tuy nhiên, đó là ứng dụng của hạt ngô, còn phần lõi luôn bị vứt bỏ sau khi lấy hạt. Vậy phải chăng lõi ngô hoàn toàn là thứ vô dụng? Không phải thế.
Lõi ngô có các ứng dụng sau trong đời sống và sản xuất:
Lõi ngô đem rửa sạch có thể đun lấy nước uống để tận dụng beta-sitosterol - một loại phytosterol được tìm thấy rất nhiều trong một số loài thực vật và đặc biệt là trong lõi ngô. Beta-sitosterol có công dụng tốt với nướu răng, giúp tái tạo dây chằng nha chu bị tổn thương, ngăn ngừa tình trạng răng lung lay. Việc uống nước lõi ngô thường xuyên giúp duy trì nướu khoẻ mạnh.
Nước lõi ngô lại chứa ít calo nhưng lại giúp tạo cảm giác no lâu, cải thiện sự trao đổi chất.
Tác dụng của lõi ngô khiến nhiều người bất ngờ. (Ảnh: The Kitcht)
Một trong những đặc tính của lõi ngô là hút mùi và hút ẩm, do đó bạn hãy đặt nó vào những vị trí xung quanh bếp để hút bớt hơi ẩm và mùi thức ăn. Để tăng tính thẩm mỹ, bạn có thể buộc túm vài chiếc lõi ngô rồi treo lên bếp, vừa giúp trang trí vừa hút mùi hiệu quả.
Lấy lõi ngô băm nhỏ rồi độn thêm đất trồng, bạn sẽ tạo thành loại phân bón giúp cây trồng phát triển tốt hơn bởi nó giúp cho đất thoáng khí. Bạn cũng có thể dùng lõi ngô lót đáy chậu cây để tạo sự thông thoáng cho chậu, tránh tình trạng cây không thoát được nước, bị ngập úng, thối rễ.
Theo một nghiên cứu của nhà khoa học Lee Jong Ik, Hàn Quốc, lõi ngô được dùng để làm chất độn cỏ nhân tạo, tăng sự thân thiện với môi trường. Nó cũng được dùng để làm ra loại than hoạt tính với ưu điểm cháy lâu, sinh nhiệt tốt, không dễ bốc lửa và khói nên an toàn cho người sử dụng.
Mặc dù lõi ngô có những lợi ích cho sức khoẻ cũng như đời sống hàng ngày nhưng khi sử dụng, bạn hãy lưu ý: