Ngày 15/3/2022, các kênh truyền thông đưa tin, hôm đó thời tiết thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vô cùng dị thường, không chỉ nổi lên cơn bão cát mạnh nhất trong 10 năm, khiến 6 người tử vong, hơn 80 người mất tích, thậm chí nhiều người còn chụp được cảnh tượng Mặt Trời xanh.
Đến ngày 21/4/2022, bão cát lại một lần nữa xuất hiện tại Bắc Kinh, và một lần nữa người ta lại nhìn thấy Mặt Trời xanh.
Có thể thấy từ các video và các bức ảnh liên quan đang lan truyền trên Internet, mặt trời xanh ở ngay trên cao và treo lơ lửng trên bầu trời. Xung quanh mặt trời có một vòng vầng hào quang màu xanh, bầu trời cũng thuộc về tông màu xanh lam, toàn bộ bức ảnh giống như chụp hoàng hôn trên sao Hỏa vậy.
Bức ảnh Hoàng hôn trên sao Hỏa được các nhà khoa học chụp lại cho thấy mặt trời có màu xanh
Các chuyên gia tin rằng đó là do thời tiết nhiều bụi ở Bắc Kinh và các khu vực lân cận đã làm thay đổi thành phần các hạt trong không khí. Bụi hấp thụ ánh sáng đỏ có bước sóng dài hơn, để lại ánh sáng xanh có bước sóng ngắn hơn không bị ảnh hưởng, do đó mặt trời có màu xanh lam đối với mắt chúng ta.
Điều này có nghĩa là những đồn đoán rằng mặt trời xanh là một điềm báo cho đại nạn sắp đến là hoàn toàn không đúng.
Nhiều cư dân mạng lo lắng rằng, thời tiết và cảnh tượng khắc nghiệt này vốn chỉ xảy ra trên sao Hỏa mà lại liên tiếp xuất hiện tại Bắc Kinh 3 lần chỉ trong hơn 1 tháng. Nếu mật độ thường xuyên như vậy, liệu có phải là điềm báo đại nạn sắp tới chăng?
Sau khi mặt trời xanh hiếm hoi xuất hiện trên Bắc Kinh lần này, một số chuyên gia đã khẩn trương đi tìm lời giải thích, và sự thật đã được công bố rõ ràng.
Ngoài việc giải thích nguyên lý của hiện tượng này, các chuyên gia cũng đưa ra lời cảnh báo: đừng nhìn trực diện vào mặt trời xanh. Bởi thực tế mặc dù ánh sáng trở nên yếu hơn nhưng bản chất của ánh sáng mặt trời vẫn không thay đổi. Mắt người nhạy cảm hơn với ánh sáng, nếu bạn nhìn trực tiếp vào mặt trời xanh trong thời gian dài thì hoàn toàn có khả năng gây hại cho mắt.
Trước đây, các nhà khoa học đã chụp lại được bức ảnh hoàng hôn trên sao hỏa cho thấy mặt trời có màu xanh. Điều này được lý giải là do bầu khí quyển của sao Hỏa mỏng nhưng khoảng 96% khí quyển là khí cacbonic nên sau khi hấp thụ ánh sáng có bước sóng dài hơn sẽ để lại ánh sáng xanh có bước sóng ngắn hơn. Kết hợp với các hạt nhỏ bé còn lại trong bầu khí quyển của sao Hỏa, chúng có khả năng tán xạ ánh sáng xanh mạnh mẽ, với cường độ gần gấp 10 lần ánh sáng đỏ. Bởi vậy khi bạn đứng trên sao Hỏa mới nhìn thấy mặt trời có màu xanh.