Sốt cabin là gì?
“Sốt cabin” hay trong tiếng anh gọi là "Cabin fever" là một thuật ngữ miêu tả cảm giác hoặc tình trạng con người bị cô lập hoặc bị kẹt ở một nơi nào đó trong một thời gian dài.
Sốt cabin cũng được hiểu là cảm giác bực tức hoặc buồn bã do phải ở nhà quá lâu.
Triệu chứng của sốt cabin
Con người là loài có tính xã hội cao nên khi đang có lối sống giao tiếp phải đột ngột hạn chế tiếp xúc và cô lập sẽ dễ dàng mắc chứng sốt cabin. Mặc dù sốt cabin không phải là một chứng rối loạn tâm lý thực sự, nhưng những triệu chứng sốt cabin mà nhiều người trải qua là có thật và có thể khiến cuộc sống của người mắc trở nên khó khăn. Sốt cabin thường có vào những đợt mùa đông, mùa mưa dài ngày.
Không chỉ là cảm giác buồn chán, triệu chứng sốt cabin sẽ bao gồm:
Hầu hết những người bị sốt cabin đều trải qua thời gian dài bị xa cách, cắt đứt giao tiếp với xã hội. Vì thế trong đại dịch COVID-19, lượng người mắc sốt cabin tăng đỉnh điểm do phải thực hiện giãn cách xã hội và cách ly.
Yếu tố gây ra chứng sốt cabin
Các yếu tố có thể gây ra các triệu chứng sốt cabin bao gồm:
Tuy nhiên không phải ai cũng dễ bị sốt cabin. Mức độ và triệu chứng sốt cabin ảnh hưởng còn tuỳ vào khí chất và tính cách cá nhân.
Ví dụ một số người xử lý sự cô lập một cách dễ dàng bằng cách làm việc, tập luyện hoặc tìm ra những cách sáng tạo để giết thời gian. Hoặc những người tính cách hướng nội hơn có thể sẽ bận rộn và giải trí tốt hơn khi họ bị mắc kẹt ở nhà. Mặt khác, những người hướng ngoại hơn có thể phải vật lộn với cảm giác bị cô lập và cô đơn ở mức độ lớn hơn.
Cần làm gì để đối phó với sốt cabin?
Không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho chứng sốt cabin, nhưng có những cơ chế đối phó có thể hữu ích có thể giúp giảm các triệu chứng sốt cabin. Sau đây là một số cách:
Hãy đi ra ngoài
Nếu bạn có thể ra ngoài, dù chỉ trong một thời gian ngắn, hãy tận dụng cơ hội đó. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dành thời gian bên ngoài có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng. Nếu bạn không thể ra ngoài, hãy mở một số cửa sổ, ra ngoài hiên hoặc ban công hoặc thử trồng một số cây trong nhà.
Tắm nắng và đi dạo
Tiếp xúc với ánh sáng ban ngày có thể giúp điều chỉnh các chu kỳ tự nhiên của cơ thể và tập thể dục sẽ giải phóng endorphin- một loại hormone giúp mang lại cảm giác hạnh phúc.
Ngay cả việc đi dạo nhanh cũng có thể giúp bạn nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bạn hoàn toàn không thể ra khỏi nhà, hãy đến gần cửa sổ hít thở và di chuyển xung quanh nhà.
Tạo một thói quen, lịch trình
Hãy tạo cho bản thân một thói quen, lịch trình và thực hiện chúng. Bạn có thể là làm việc, giải trí, học tập, thiền, tập luyện... Có một lịch trình cho phép bạn “giết” thời gian dễ dàng hơn và mang lại cho bạn điều gì đó để “mong chờ” thay vì sống không mục đích cả ngày.
Duy trì chế độ ăn uống bình thường
Đối với nhiều người trong chúng ta, một ngày bị mắc kẹt ở nhà là một cái cớ để ăn quá nhiều đồ ăn vặt. Những người khác bỏ bữa hoàn toàn. Tuy nhiên, ăn uống đúng cách có thể làm tăng mức năng lượng và động lực của chúng ta.
Bạn có thể cảm thấy ít đói hơn nếu bạn ít tập thể dục hơn, nhưng hãy theo dõi thói quen ăn uống của bạn để đảm bảo rằng bạn duy trì sự cân bằng dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế ăn vặt nhiều đường, nhiều chất béo và nên uống nhiều nước.
Kết nối với mọi người
Mặc dù bạn không thể gặp mặt trực tiếp bạn bè, người thân nhưng bạn vẫn có thể gặp theo nhiều cách khác nhau. Qua các nền tảng mạng xã hội và công cụ như Facetime hoặc Zoom, bạn dễ dàng kết nối với bất cứ ai.
Giữ cho bản thân tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ khiến ngôi nhà của bạn có cảm giác rộng lớn hơn rất nhiều khi bạn bị sốt cabin. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không đơn độc.
Chứng sốt cabin thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu người mắc chứng này không cải thiện được tình trạng sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý tâm thần khác nghiêm trọng hơn và cần sự giúp đỡ từ bác sĩ và chuyên gia tâm lý.