Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

‘Siêu doanh nghiệp’ 144.000 tỷ đồng ‘qua mặt’ cơ quan quản lý thế nào?

(VTC News) -

Cá nhân đi đăng ký thành lập "siêu doanh nghiệp" 144.000 tỷ đồng (tức hơn 6 tỷ USD) đã dùng căn cước giả.

Thông tin trên được ông Bùi Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho biết tại buổi họp báo về Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng nay 7/5.

Căn nhà được đăng ký làm trụ sở của doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng. (Ảnh: Zing)

“Qua nắm bắt thông tin, chúng tôi đã làm việc với cơ quan Công an TP Hà Nội, chủ doanh nghiệp này sử dụng thẻ căn cước công dân giả trong quá trình thành lập doanh nghiệp”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết thêm, ngày 14/4, Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội đã thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp này. “Mọi thủ tục liên quan chúng tôi đều theo đúng quy định pháp luật”, Cục trưởng Tuấn khẳng định.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Thống kê, Công ty USC Interco đăng ký thành lập ngày 17/1 với số vốn 144.000 tỷ đồng, tương đương 6,3 tỷ USD hiện không còn tồn tại.

Tổng cục trưởng Thống kê cho hay, luật quy định khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, sau 90 ngày (thời hạn góp vốn), doanh nghiệp phải thực hiện góp vốn đúng theo cam kết. Tuy nhiên, đã 90 ngày từ 17/1, USC Interco chưa góp đủ vốn.

Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp đã phân cấp cho các sở kế hoạch và đầu tư, phòng đăng ký kinh doanh địa phương. Khi thông tin về doanh nghiệp trên chuyển lên Bộ, Cục Đăng ký kinh doanh đã rà soát, trao đổi lại với Sở và phát hiện ra điểm bất cập, kịp thời chấn chỉnh.

Ông Lâm cho rằng trường hợp về doanh nghiệp đăng ký vốn 144.000 tỷ đồng là điểm cần rút kinh nghiệm trong quá trình đăng ký doanh nghiệp, để loại trừ những doanh nghiệp tạm gọi là “doanh nghiệp ma”.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trước đó xác nhận cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho một doanh nghiệp ở Hoài Đức có vốn điều lệ là 144.000 tỷ đồng trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Khi cấp giấy chứng nhận, cán bộ đăng ký kinh doanh thấy bất thường vì số vốn quá lớn. Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp khẳng định là không nhầm và cam kết sẽ góp đủ số vốn điều lệ này trong vòng 90 ngày theo đúng quy định.

Theo tính toán, mức vốn điều lệ của doanh nghiệp "ma" nói trên tương đương với số vốn của các tập đoàn lớn như dầu khí Việt Nam, điện lực Việt Nam... tương đương vốn điều lệ của bốn ngân hàng nhà nước lớn nhất là Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank cộng lại.

Thế nhưng, báo chí nhanh chóng tìm ra sự thật đầy bi hài của các cổ đông công ty.

Theo đó, một trong 3 cổ đông là bà Kim Thị Phương thừa nhận mình sống bằng nghề giao nước khoáng, phải chạy ăn từng bữa. Hai cổ đông còn lại cũng không khá hơn gì. Người này cho biết hai cổ đông còn lại làm thủ tục đăng ký thành lập công ty khi đang "say rượu" nên mới có con số khổng lồ như vậy. 

H.Bình

Tin mới