Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

‘Sát nhân Mỹ coi spa gốc Á là nơi phục vụ tình dục người da trắng'

Nghi phạm nói sát hại các nạn nhân không phải vì động cơ chủng tộc, nhưng cho rằng những spa anh ta tấn công là nơi cám dỗ chứng nghiện sex.

Cảnh sát Atlanta, Mỹ hôm 16/3 đã xác định nghi phạm xả súng chấn động tại 3 tiệm spa, khiến 8 người thiệt mạng. Nghi phạm Robert Aaron Long, 21 tuổi, bị buộc tội giết người và tấn công gây thương tích nghiêm trọng.

Đáng chú ý, các vụ tấn công có 6 nạn nhân thiệt mạng là phụ nữ châu Á. Điều này khiến dư luận lo ngại về xu hướng phạm tội nhắm vào cộng người Mỹ gốc Á, đặc biệt là phụ nữ.

Định kiến về phụ nữ châu Á

Khi bà Helen Kim Ho hay tin một người đàn ông da trắng, tự nhận mình mắc chứng nghiện tình dục, thừa nhận sát hại 8 người trong các tiệm spa ở Atlanta hôm 16/3, bà có thể hình dung định kiến về hình mẫu phụ nữ châu Á bám chặt trong đầu tên sát nhân.

“Chúng tôi không thực sự là người Mỹ, chúng tôi luôn là người nước ngoài. Suy nghĩ này kèm theo giới tính nữ khiến phụ nữ châu Á trở thành con mồi dễ dàng đối với hung thủ”, bà Helen phân tích hình mẫu phụ nữ châu Á trong suy nghĩ của hung thủ.

Cảnh sát di dời thi thể nạn nhân trong vụ xả súng tại Atlanta. (Ảnh: CBS)

Theo cảnh sát tại Atlanta, Robert Aaron Long nói rằng động cơ gây án không phải là thù hận chủng tộc. Song kẻ tấn công lại xả súng trong các tiệm spa, vốn chỉ tuyển dụng nhân viên châu Á. Người này tự nhận mình mắc chứng “nghiện tình dục” và muốn loại bỏ mọi cám dỗ.

Đối với cộng đồng người gốc Á, động cơ gây án trong vụ việc trên dường như đã rõ ràng. Họ đã quen với sự thù hận, quấy rối, thậm chí là tấn công về thể chất. Nhiều người nhận định xu hướng này trở nên nghiêm trọng trong thời đại dịch.

Với nhiều phụ nữ châu Á, vụ việc nói trên là một lời đe dọa.

Sau khi biết đến vụ tấn công, bà Crystal Jin Kim vội liên hệ với cha mẹ, những người nhập cư từ Hàn Quốc vào Mỹ. Tin nhắn của bà Kim viết: “Làm ơn hãy giữ an toàn, hãy cẩn trọng và cùng cầu nguyện”.

Người biểu tình trước của hàng spa, nơi xảy ra vụ xả súng khiến 8 người thiệt mạng. (Ảnh: US News)

Bà Kim thấy lo lắng khi mẹ của bà vẫn đi làm hàng ngày tại một cửa hàng nhỏ ở Atlanta. “Từ khi còn bé, tôi đã phải nghe những lời sỉ nhục, lăng mạ về chủng tộc của gia đình tôi. Bố mẹ tôi thường bị đối xử tệ bạc như thể họ không biết nói tiếng Anh”, bà Kim chia sẻ.

Những điều này dần tích tụ nhưng chúng tôi chưa từng lên tiếng phản đối. Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn khi chúng tôi cố gắng làm ngơ. Chúng tôi luôn cố gắng chôn vùi sự tổn thương”, bà Kim kể về những trải nghiệm đau lòng.

Robert Aaron Long nói động cơ gây án không phải là thù hận chủng tộc, song người này lại xả súng trong các tiệm spa, vốn chỉ tuyển dụng nhân viên châu Á. (Ảnh: AP)

Là một phụ nữ gốc Á, bà Kim thường bị cánh đàn ông đánh giá là người dễ tính hoặc ít nói. “Thật ra tôi nói rất nhiều và là người hướng ngoại. Chỉ là người ngoài luôn có những định kiến về phụ nữ châu Á”, bà giải thích.

Theo giáo sư David Palumbo-Liu từ Đại học Stanford, định kiến về phụ nữ châu Á đã tồn tại từ lâu. Ông cho rằng nhiều tác phẩm nghệ thuật cũng cho thấy các nghệ sĩ luôn gán hình ảnh phụ nữ châu Á với các phẩm chất như khoan dung và hy sinh.

Từ đó, giáo sư Palumbo-Liu phân tích vụ xả súng ở Atlanta: “Nghi phạm nói động cơ gây án không phải là thù hận chủng tộc. Song người này lại coi tiệm spa của người châu Á là nơi phục vụ nhu cầu tình dục của đàn ông da trắng”.

Mối đe dọa thường trực

Vụ nổ súng khiến nhiều người châu Á sống tại Mỹ lo sợ về tương lai. Nhiều người buồn bã và chia sẻ chung một suy nghĩ: “Chúng tôi biết điều này sẽ xảy ra”.

Tổ chức Stop AAPI Hate mới công bố một báo cáo về tình trạng kỳ thị người Mỹ gốc Á trong thời đại dịch. Theo báo cáo, nước Mỹ ghi nhận gần 3.800 vụ tấn công nhắm vào người gốc Á trong khoảng từ cuối tháng 3/2020 đến giữa tháng 2/2021.

Stop AAPI Hate tuyên bố con số trên chỉ phản ánh một phần tình hình thực tế. Theo trung tâm nghiên cứu Pew Research, cứ 3 trong số 10 người châu Á trưởng thành là nạn nhân của sự kỳ thị chủng tộc trong thời đại dịch. Đây cũng là số liệu cao nhất trong các nhóm chủng tộc ở Mỹ.

Cảnh sát làm việc gần hiện trường vụ xả súng. (Ảnh: AP)

Đáng chú ý, hơn 68% vụ tấn công chủng tộc thời đại dịch là nhắm vào phụ nữ.

Bà Dorothy Kuo đã cố gắng giải thích cho cô con gái 6 tuổi về những điều đang xảy ra. “Tôi nói với con bé về vụ xả súng khiến 8 người thiệt mạng ở Atlanta. Tôi muốn trung thực với con bé”, bà Kuo, một người Mỹ gốc Hàn, chia sẻ.

Bà Kuo muốn cập nhật tình hình thế giới cho cô con gái nhỏ. Bà cho rằng cô bé cần cẩn trọng khi là một phụ nữ gốc Á.

Hôm 17/3, cảnh sát Atlanta tuyên bố còn quá sớm để kết luận động cơ gây án trong vụ xả súng là thù hận chủng tộc. Bà Jane Kim Coloseus, một người Mỹ gốc Hàn, cho biết: “Nhiều phụ nữ châu Á luôn bị kỳ thị và quấy rối. Nhưng điều này trở nên vô nghĩa chỉ vì lời của nghi phạm”.

Bà Coloseus luôn đề cao cảnh giác để tự vệ, cả ở nơi làm việc lẫn ở trên đường phố. Theo bà Coloseus, nhóm người gốc Á vốn là một phần của nước Mỹ, song luôn “bị cho ra rìa với tư cách là cộng đồng thiểu số”.

Tôi nhìn nhận sự việc khá đơn giản”, bà bình luận về động cơ gây án trong vụ xả súng. “Đó chính là sự thù hận chủng tộc”.

Nguồn: Zing News

Tin mới