Lấy ví dụ với điện thoại Galaxy S22 của Samsung, chi phí sửa chữa màn hình của chiếc điện thoại cao cấp này rơi vào khoảng 200 USD. Vì lý do này, Samsung có kế hoạch sử dụng các bộ phận tái chế để giảm chi phí sửa chữa cho người dùng.
Theo Business Korea, Samsung sẽ tung ra một chương trình mới để giảm bớt chi phí sửa chữa. Cụ thể, khi một thiết bị đến tay người tiêu dùng bị lỗi và một bộ phận cần được thay thế, Samsung có thể cung cấp các bộ phận cũ đã được chứng nhận và kiểm tra, từ đó cắt giảm chi phí sửa chữa. Báo cáo tuyên bố rằng chi phí sửa chữa cho Galaxy S22 có thể thấp bằng một nửa giá ban đầu.
Báo cáo cũng tuyên bố rằng kế hoạch của Samsung có lợi cho việc bảo vệ môi trường. Hơn nữa, điều đó cũng sẽ giảm đáng kể gánh nặng bảo trì cho người tiêu dùng. Tất nhiên, người tiêu dùng cũng có thể lựa chọn phụ tùng mới tinh, nhưng cần phải trả chi phí bảo dưỡng cao.
Quay trở lại tháng 8/2021, Samsung đã công bố Galaxy Project for Earth nhằm thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu có thể tái chế. Kết quả là, dòng Galaxy S22 và máy tính xách tay Galaxy Book 2 Pro ra mắt năm nay sử dụng một số bộ phận và thành phần đến từ lưới đánh cá cũ tái chế. Ngoài ra, để thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, dòng Galaxy S22 không còn đi kèm bộ sạc trong hộp đựng sản phẩm.