Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Sài Gòn và ý nghĩa của những cái tên, tưởng lạ hóa ra sao quen quá!

Bạn có biết nguồn gốc của tên những địa danh như: Đakao, Thị Nghè, Thủ Thiêm... bắt đầu từ đâu?

Sống ở Sài Gòn lâu nay, bạn có bao giờ tự hỏi “Quận Gò Vấp là thế nào?”, “Hàng Xanh do đâu mà thành?”… Câu chuyện về tên gọi quen thuộc của các địa danh Sài Gòn sau đây sẽ lý giải cho những câu hỏi đó.

Đa Kao được dùng trong sách báo, văn bản thời Pháp thuộc, được phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ XX.

Do người Nam Bộ hay phát âm lẫn lộn hai vần “-ăp và -âp” nên Gò Vắp chuyển thành Gò Vấp.

Cây mã tiền, một loại cây ở rừng, leo bằng móc, lá mọc đối có ba gân, hoa trắng quả tròn, hạt dẹt như khuy áo, dùng làm thuốc.

Trong phương ngữ Nam Bộ, người ta thường lẫn lộn hai âm đầu “s - x” nên có thể kết luận, Hàng Xanh do biến âm từ Hàng Sanh mà ra.

Vào đời Tả quân Lê Văn Duyệt (1789 – 1832) đã cho xây một vườn hoa gần cầu, người dân quen gọi là cầu Hoa.

Theo ngữ âm học, “k” và “c” là hai cách ghi của một âm vị /k/. Vần “-an" trong tiếng Khmer có thể chuyển thành “-ân" trong tiếng Việt đã có nhiều tiền lệ (Kanloh -> Cần Lố, Kantuot -> Cần Giuộc).

Trong dân gian vẫn còn lưu truyền những bài vè về các lái buôn ghe bầu từ miền Trung vào Gia Định, ví dụ như Vè Lái vô và Vè Lái ra. Vì vậy phải viết là Các Lái mới có nghĩa.

Chợ Lớn để chỉ tên một tỉnh thời bấy giờ chứ không phải khu chợ Bình Tây hiện tại.

Bà Nghè là tên gọi thân mật, kính trọng mà người ta vẫn thường gọi mỗi khi nói về bà.

Thế mới thấy Sài Gòn vẫn luôn chứa đựng những điều thú vị và hấp dẫn về mỗi mảnh đất, vùng miền, công trình,… Càng khám phá, càng hiểu về mảnh đất và con người nơi đây mới thấy yêu thành phố này hơn cả. 

Rachel Phạm (Tổng hợp)

Tin mới